Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Lớn

Chiều 4-9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định.
Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.
Ngân sách Trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng; ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư cho cảng cá loại 2 và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh tối đa 90% đối với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách.
Ngoài ra, Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ còn quy định rõ: Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó ngân sách Nhà nước cấp bù 6%/năm. Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ thì chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó ngân sách Nhà nước bù lỗ 4%/năm…
Thời hạn cho vay là 11 năm, trong đó năm đầu tiên chủ tàu được miễn trả lãi và chưa phải trả nợ gốc. Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để đảm bảo khoản vay…
Hội nghị còn giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản như: Quy định chính sách về đầu tư, tín dụng; bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển kinh tế thủy sản. Trong đó có cơ chế tín dụng cụ thể cho ngư dân vay để hiện đại hóa đội tàu khai thác thủy sản xa bờ.
Đây không chỉ là bước đột phá quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển, mà còn là nguyện vọng chính đáng của ngư dân cả nước mong muốn có điều kiện đầu tư những tàu cá vỏ thép hiện đại, hoạt động an toàn, bám biển dài ngày để khai thác được nhiều sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời góp phần bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Chư Pah-tỉnh Gia Lai có diện tích gần 1.000 km2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 37.430 ha. Sau 5 năm, nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã có nhiều thay đổi, đời sống nông dân có nhiều khởi sắc, một phần nhờ vào việc chuyển đổi đúng hướng cơ cấu cây trồng trên địa bàn.

Một thời gian ngắn nữa chính sách mới về tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn sẽ có hiệu lực thi hành. Đây là tín hiệu mừng cho doanh nghiệp và nông dân, góp phần vào việc khơi thông nguồn vốn tín dụng phục vụ lĩnh vực này…

Nhằm trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật giúp cho nông dân, hàng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và mở các lớp dạy nghề bám sát nhu cầu thực tế của hội viên.

“Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển trồng trọt, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đã chuyển đổi thành công nhiều bộ giống cây trồng mới với năng suất, chất lượng vượt trội; phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của các địa phương. Qua đó nâng cao sản lượng lương thực, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa”. Đó là chia sẻ của đồng chí Hoàng Quang Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình phù hợp, nhiều nông dân đã trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.