EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ

Một lượng lớn tôm chân trắng từ Andhra Pradesh đã bị EU từ chối NK do dư lượng kháng sinh. Đây có thể là một trở ngại lớn đối với mục tiêu của Ấn Độ để XK thủy sản tăng gấp đôi từ 5 tỷ USD lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.
Thiếu cơ chế giám sát thích hợp dẫn đến nhiều lô hàng XK của Ấn Độ bị trả về trong vài tháng qua. Đại diện Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) cho biết, số lô hàng bị trả về ngày càng tăng kể từ tháng 7.
Nhu cầu thế giới đối với tôm chân trắng tăng khiến nước này mở rộng nuôi tôm chân trắng trong khi đó, sản lượng khai thác tôm biển giảm xuống khiến nhiều tàu khai thác tôm phải nằm bờ.
Với 24 containers bị EU từ chối gần đây buộc Ấn Độ phải xem xét lại về việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản. Chloramphenicol và Nitrofuran được sử dụng cả trong sản xuất giống và trại nuôi.
Các cơ quan liên quan của Ấn Độ đang tiến hành các bước khẩn trương để khắc phục những vấn đề về kháng sinh trong tôm XK sang EU vì lo ngại ảnh hưởng tới XK sang các thị trường khác như Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Bộ phận khuyến nông Casuco, vụ mía 2012 - 2013 vừa qua có 179 hộ đăng ký chấm điểm để trở thành thành viên Câu lạc bộ (CLB) trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha/năm do Casuco thành lập, tăng 55 hộ so với cùng kỳ. Đến thời điểm này, nhân viên khuyến nông của công ty đã chấm điểm tất cả các rẫy mía do hộ dân đăng ký.

Bất chấp những khuyến cáo, cảnh báo của ngành chức năng, không ít nhà vườn ở các địa phương vùng ven huyện Châu Thành (Hậu Giang) và một số xã của thị xã Ngã Bảy đổ xô cải tạo vườn tạp, thậm chí đốn bưởi Năm Roi, chuyển đất trồng lúa để trồng cam sành. Trong khi, cây bưởi Năm Roi, lúa đang được khuyến khích duy trì và phục hồi diện tích nhưng ngày càng bị thu hẹp dần.

Chăn nuôi là thế mạnh của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) nhiều năm qua, mặc dù vậy, người sản xuất ở huyện Bảo Thắng hiện đang phải sản xuất "cầm chừng" bởi những khó khăn do khách quan.

Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, tổng diện tích thả nuôi thủy sản từ đầu năm đến nay trên địa bàn được 3.461ha, đạt 34,77% kế hoạch và bằng 68,41% cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 213,57ha, đạt 20,73% kế hoạch; có 491 vèo cá được thả nuôi trên các tuyến sông gồm cá thát lát, cá lóc, bống tượng...

Vừa qua, tại UBND xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã diễn ra hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện đề tài "Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng xoài cát Hòa Lộc theo hướng GAP", do PGS.TS. Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ chủ trì.