Hỗ Trợ Lãi Suất Cho Khách Hàng Mua Máy Nông Nghiệp

Thông qua việc ký kết tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp có thêm động lực tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Theo Biên bản thỏa thuận, tất cả các khách hàng đủ điều kiện vay vốn có nhu cầu mua máy móc, thiết bị mới thuộc danh mục chủng loại máy móc thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ ban hành kèm theo thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 của Bộ NN&PTNT được vay tối đa bằng 100% giá trị máy móc, thiết bị với mức lãi suất theo quy định của Agribank Việt Nam trong từng thời kỳ. Khách hàng mua máy gặt đập liên hợp có nhãn hiệu KUBOTA do Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông làm đại lý tại Thanh Hóa có nhu cầu vay vốn đều được các chi nhánh Agribank cơ sở thẩm định cho vay hỗ trợ lãi suất.
Thông qua việc ký kết giữa Agribank Thanh Hóa với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị nhằm hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, đã góp phần hỗ trợ người nông dân phát triển hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời song.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.

Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

Tham gia mô hình, nông dân được công ty hỗ trợ hoàn toàn giống lúa nguyên chủng, được hỗ trợ kỹ thuật và công vận chuyển khi thu hoạch về nhà máy. Với năng suất trung bình khoảng 350 - 400 kg/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời 4,5 - 5 triệu đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang tiếp túc mở rộng diện tích của mô hình lúa lai ở xã Long Trị A với diện tích khoảng 50ha trong vụ Đông xuân tiếp theo.