Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Các Dịch Bệnh Nguy Hiểm Gây Ra

Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Các Dịch Bệnh Nguy Hiểm Gây Ra
Ngày đăng: 26/05/2012

Ngày 22/5/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1219/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

Phạm vi điều chỉnh: Dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đối với tôm bao gồm: Bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm chân trắng; hội chứng Taura trên tôm chân trắng; bệnh đầu vàng trên tôm sú và tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô trên tôm sú và tôm chân trắng.

Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú, tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại do các bệnh nêu trên.

Hình thức hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nuôi tôm sú, tôm chân trắng mắc bệnh nêu trên được hỗ trợ một phần chi phí con giống để khôi phục lại sản xuất đối với hình thức nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến.

Điều kiện hỗ trợ: Kịp thời khai báo với UBND cấp xã hoặc cơ quan Thú y gần nhất khi tôm nuôi bị nhiễm bệnh và tuân thủ các hướng dẫn quy trình xử lý mầm bệnh của cơ quan chức năng nhằm bao vây, khống chế không để lây lan dịch bệnh; được cơ quan thú y chẩn đoán xác định tôm nuôi mắc một trong các bệnh nên trên; có đăng ký chăn nuôi theo quy định tại Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Tiền Giang; tôm giống thả nuôi có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y cấp; tuân thủ thời gian ngắt vụ theo quy định của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn của các ngành chuyên môn về phòng chống dịch bệnh.

Mức hỗ trợ: Đối với hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh: mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/ha mặt nước nuôi; đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến: mức hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha mặt nước nuôi. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 18/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Có thể bạn quan tâm

Trong Cái Khó, Ló Sáng Kiến Trong Cái Khó, Ló Sáng Kiến

Chỉ có 300 m2 đất vườn, nên ông Đồng Rân, ở thôn 2, xã Nghĩa Dõng (TP. Quảng Ngãi) quyết định tận dụng để chăn nuôi và trồng cà chua.

02/02/2014
Tạo Dựng Thương Hiệu Lúa Giống Tân Phú Bằng Chất Lượng Hạt Giống Tạo Dựng Thương Hiệu Lúa Giống Tân Phú Bằng Chất Lượng Hạt Giống

Những năm gần đây, ngoài sản xuất lúa hàng hóa, nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) còn nhân rộng mô hình sản xuất lúa giống. Những nông dân có điều kiện về đất đai, tâm huyết với nghề đã tập hợp, liên kết để cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cung ứng lúa giống cho thị trường.

02/02/2014
Hà Tĩnh Khắc Phục Sự Cố 95,5 Tấn Giống Lúa Không Nảy Mầm Hà Tĩnh Khắc Phục Sự Cố 95,5 Tấn Giống Lúa Không Nảy Mầm

Bước vào sản suất vụ xuân 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã phải tập trung khắc phục hậu quả sự cố 95,5 tấn giống lúa VTNA2 có tỷ lệ nảy mầm không đạt tiêu chuẩn do Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An cung ứng.

02/02/2014
Cơ Giới Hóa Trong Sản Xuất Mía Giúp Tăng Hiệu Quả Sản Xuất Cơ Giới Hóa Trong Sản Xuất Mía Giúp Tăng Hiệu Quả Sản Xuất

Sau khi thí điểm sử dụng 2 máy nâng xếp mía, năm 2013, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã đưa vào vận hành máy làm đất mía. Cùng với vụ thu hoạch mía 2013 - 2014, Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía ở huyện đã cho thấy hiệu quả bước đầu.

02/02/2014
Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa

Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.

02/02/2014