Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Các Dịch Bệnh Nguy Hiểm Gây Ra

Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Các Dịch Bệnh Nguy Hiểm Gây Ra
Ngày đăng: 26/05/2012

Ngày 22/5/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1219/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

Phạm vi điều chỉnh: Dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đối với tôm bao gồm: Bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm chân trắng; hội chứng Taura trên tôm chân trắng; bệnh đầu vàng trên tôm sú và tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô trên tôm sú và tôm chân trắng.

Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú, tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại do các bệnh nêu trên.

Hình thức hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nuôi tôm sú, tôm chân trắng mắc bệnh nêu trên được hỗ trợ một phần chi phí con giống để khôi phục lại sản xuất đối với hình thức nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến.

Điều kiện hỗ trợ: Kịp thời khai báo với UBND cấp xã hoặc cơ quan Thú y gần nhất khi tôm nuôi bị nhiễm bệnh và tuân thủ các hướng dẫn quy trình xử lý mầm bệnh của cơ quan chức năng nhằm bao vây, khống chế không để lây lan dịch bệnh; được cơ quan thú y chẩn đoán xác định tôm nuôi mắc một trong các bệnh nên trên; có đăng ký chăn nuôi theo quy định tại Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Tiền Giang; tôm giống thả nuôi có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y cấp; tuân thủ thời gian ngắt vụ theo quy định của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn của các ngành chuyên môn về phòng chống dịch bệnh.

Mức hỗ trợ: Đối với hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh: mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/ha mặt nước nuôi; đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến: mức hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha mặt nước nuôi. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 18/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Môi Trường Cho Vùng Nuôi Tôm Sóc Trăng Giải Pháp Môi Trường Cho Vùng Nuôi Tôm Sóc Trăng

Theo nhận định của các ngành chuyên môn thì nuôi thâm canh, bán thâm canh là yếu tố gây áp lực môi trường đối với một số vùng nuôi mà hệ thống thủy lợi chưa thông thoáng.

20/08/2014
Thua Lỗ Vì Tôm Thẻ Chân Trắng Thua Lỗ Vì Tôm Thẻ Chân Trắng

Năm nay, sau 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thua lỗ, nhiều nông dân ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã thả nuôi tiếp vụ thứ 3 với hy vọng gỡ vốn, nhưng tôm lại tiếp tục chết…

20/08/2014
Cần Thơ Nuôi Gà Đông Tảo Thắng To Cần Thơ Nuôi Gà Đông Tảo Thắng To

Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, là người đầu tiên ở miền Tây thực hiện mô hình nuôi gà Đông Tảo (gà tiến vua) trở thành triệu phú.

20/08/2014
Đàn Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Chạm Ngưỡng 100.000 Con Đàn Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Chạm Ngưỡng 100.000 Con

Hiện nay, đàn bò sữa TPHCM dịch chuyển dần ra các huyện ngoại thành, riêng huyện Củ Chi chiếm 63,8%. Chủ trương của ngành nông nghiệp TP là nâng chất con giống, tăng quy mô đàn và giảm số hội nuôi để giảm dần, còn khoảng 85.000 con.

20/08/2014
Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa

Nghề trồng nấm rơm ở Chợ Mới (An Giang) đã có từ lâu đời, nhất là ở các xã: Long Giang, Long Kiến… Dù trồng nấm rơm theo phương pháp cổ truyền hay hiện đại, những hộ dân ở đây cũng đều có thu nhập khá ổn định từ việc tận dụng nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa.

20/08/2014