Hỗ trợ HTX sầu riêng Ngũ Hiệp tiêu thụ tốt nông sản hàng hóa

Trọng tâm của dự án là: Hỗ trợ nâng cấp, kiện toàn trang thiết bị nhà sơ chế, đóng gói của HTX đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 200m2, cho phép giảm thất thoát, nâng chất lượng và sức cạnh tranh quả sầu riêng khi tham gia thị trường. Qua đó, góp phần nâng giá trị nông sản chủ lực trên thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tạo tiền đề thuận lợi để HTX mở rộng qui mô sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho xã viên và nông dân vùng chuyên canh theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất bền vững, hiệu quả, phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Tỉnh hiện có trên 5.000 ha sầu riêng đang cho thu hoạch, sản lượng mỗi năm gần 100.000 tấn quả. Diện tích trên tập trung chủ yếu tại các xã phía Nam huyện Cai Lậy. Tỉnh đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm "sầu riêng Ngũ Hiệp", thành lập được HTX sầu riêng Ngũ Hiệp chuyên sản xuất, thu mua, tiêu thụ sầu riêng cho bà con. Hiện nay, bình quân mỗi ngày, HTX thu mua từ 3 - 4 tấn sầu riêng cung ứng cho các đầu mối tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Nhà sơ chế, đóng gói được nâng cấp đi vào hoạt động giúp giảm thất thoát sau thu hoạch tối thiểu 1% sản lượng/ngày do hư hao, chất lượng kém bởi không đóng gói kịp.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều nông dân trồng điều trên địa bàn huyện Hàm Tân (Bình Thuận) lao đao bởi cây điều liên tục mất mùa, rớt giá trong nhiều năm qua, thì vườn điều của gia đình anh Phạm Hùng Dũng ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, cụ thể là mùa điều năm nay.

Tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, năm 2007 anh Nghiêm Xuân Hùng (thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) mạnh dạn đầu tư chăn nuôi.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản trong nước là bài toán được đặt ra từ bao lâu nay của nhiều địa phương. Tại Khánh Hòa, sầu riêng Khánh Sơn là thương hiệu nông sản đầu tiên được xây dựng thành công, góp phần đưa nông sản địa phương vào hệ thống phân phối của các siêu thị và đến với nhiều tỉnh thành khác.

“Nội dung hoạt động hội phải gắn với quyền lợi của hội viên, nông dân. Nông dân no ấm, hạnh phúc thì tổ chức hội vững mạnh” - đó là tâm sự của bà Trần Thị Kim Loan - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thành phố Sơn La.

Hiện nay để tận dụng diện tích mặt nước sông đưa vào sản xuất thì một số người dân ở các xã Ninh Quới, Ninh Quới A, Vĩnh Thanh, Vĩnh Bình của tỉnh Bạc Liêu đã phát triển mô hình nuôi “Cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng gặt”.