Đừng Vội Chặt Bỏ Cây Điều

Trong khi nhiều nông dân trồng điều trên địa bàn huyện Hàm Tân (Bình Thuận) lao đao bởi cây điều liên tục mất mùa, rớt giá trong nhiều năm qua, thì vườn điều của gia đình anh Phạm Hùng Dũng ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, cụ thể là mùa điều năm nay.
Tuy điều mới bắt đầu vào vụ khoảng 10 ngày, nhưng vườn điều rộng 11 ha của anh đã thu hoạch được hơn 4 tấn hạt. Những ngày này, trái điều chín cây rụng đầy dưới gốc, hàng chục công nhân tất bật với công việc thu lượm hạt nhưng không xuể.
Anh Dũng cho biết: Để trái tự rụng cho hạt già, khỏi phải dùng khèo nèo rung, hái làm ảnh hưởng đến trái non, bông điều đang lớn. Ước tính thu hoạch cả vụ toàn vườn sẽ đạt khoảng 30 tấn. Trung bình năng suất trên 2,5 tấn/ha. Với giá bán 29 ngàn đồng/kg, anh thu nhập hơn 800 triệu đồng trong vụ điều năm nay.
Anh Dũng chia sẻ kinh nghiệm: Để cây điều đạt năng suất cao thì giai đoạn quan trọng nhất là khi cây ra bông. Trong giai đoạn này, luôn chú trọng khâu phun thuốc ngừa bệnh, bổ sung thêm các loại phân để cung cấp thêm vi lượng cho cây. Nhờ đó, cây sẽ phát triển tốt, tỷ lệ đậu trái cao.
Ngoài ra, nông dân còn phải thường xuyên tỉa cành tạo tán cho vườn điều. Việc thường xuyên tỉa cành tạo tán không những hạn chế sâu bệnh, dễ thu hoạch mà còn loại bỏ những cành phụ, ít hiệu quả. Từ đó, cây có sức để nuôi những cành chính nhiều trái, vì vậy sẽ nâng cao được năng suất của cây.
Ở Hàm Tân, hàng chục năm qua cây điều vốn là cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả, rồi dần là nguồn nguyên liệu phục vụ ngành chế biến xuất khẩu chủ lực của tỉnh, nên không ít hộ trồng điều và cơ sở chế biến vươn lên khá giả. Nhưng rồi trong mấy năm qua do cây già cỗi, có năm mất giá, nhiều bà con vội chặt bỏ để trồng các loại cây khác.
Tuy nhiên, khó có giống cây trồng chịu hạn nào đứng vững trên vùng đất cát pha bạc màu Hàm Tân bằng cây điều. Trước mô hình chăm sóc của anh Phạm Hùng Dũng cho thấy, từ lúc trồng đến khi thu hoạch phải mất 4 năm, vì vậy, nông dân đừng vội bỏ vườn điều chưa có hiệu quả mà hãy thử đầu tư, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để thâm canh vườn điều để tiếp tục thu lợi ổn định từ cây trồng này.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 12/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức Hội nghị đối thoại công – tư, tham vấn về quy hoạch vùng trồng quế và hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2025.

Ông Võ Trường Thọ, Chủ tịch UBND xã Cát Tài (Phù Cát - Bình Định), cho biết: Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh và Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, vụ ĐX 2014 - 2015 và vụ Hè năm 2015, UBND xã đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Tất Thắng (Công ty Tất Thắng, Đăk Nông) thực hiện mô hình “Liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi gắn bao tiêu sản phẩm - Trồng thâm canh đậu phụng giống L14 sử dụng chế phẩm sinh học” trên chân đất chuyển đổi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa tổng kết công tác sản xuất lúa năm 2015 và triển khai kế hoạch sản xuất năm 2016. Theo đó, năm 2015, sản lượng lúa đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 1,369 triệu tấn, tăng 42.791 tấn so với cùng kỳ và năng suất tăng 0,14 tấn/ha.

Trong thời gian gần đây, do giá gừng luôn ở mức cao, cùng với đầu ra dễ dàng nên nhiều hộ dân trong huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã chuyển sang trồng gừng.

Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu (NCSXDL) Miền Trung (thuộc Công ty TNHH Sản xuất thương mại (SXTM) Hồng Đài Việt) ở thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, đang trồng và bảo tồn hơn 20 loại cây dược liệu quý; trong đó nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng như xáo tam phân, cây mật nhân và đặc biệt là cây nhân sâm Phú Yên.