Hỗ Trợ Hơn 59 Tỷ Đồng Giúp Nông Dân Phát Triển Đất Trồng Lúa

Vừa qua, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2695/QĐ-UBND về việc phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh năm 2014, với tổng kinh phí hơn 59 tỷ đồng.
Theo đó, số kinh phí nêu trên sẽ được UBND tỉnh cấp về các địa phương để hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất lúa trên diện tích đất nằm trong quy hoạch đất trồng lúa, được UBND huyện, xã quyết định.
Mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất lúa khác (trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa).
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng hỗ trợ các địa phương kinh phí để đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng nông nghiệp, phục vụ trực tiếp cho mục tiêu bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; trong đó chủ yếu hỗ trợ một phần chi phí xây lắp, thiết bị của dự án.
Được biết, trong năm 2014 này, Thanh Hóa có 607.359 hộ nông dân được hỗ trợ kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa với tổng diện tích được hỗ trợ là 132.119 ha.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải thực hiện quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Nghiêm cấm việc lợi dụng chính sách để gây phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân và trục lợi.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, chi hội nghề cá các xã đóng trên địa bàn được giao trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm bảo vệ, ngăn chặn các hành vi gây hại đến khu bảo vệ thủy sản.

Những ngày qua, nhiều nông dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình bước vào vụ thu hoạch tôm nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Phần lớn các hộ nuôi đều có lợi nhuận khá cao.

Hơn 12 năm gắn bó với nghề nuôi heo nhân giống, bà Võ Thị Nành, khóm 7, thị trấn Thới Bình gặp không ít thất bại, nhưng nhờ kiên trì, đến nay, nghề này đã mang lại thu nhập khá cho gia đình.

Ông Đặng Chiến Thuật sinh năm 1951, quê gốc ở tỉnh Nam Định. Ông nhập ngũ năm 1975, đơn vị Cục Hậu cần Quân khu 7, đến năm 1977 tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Ông xuất ngũ năm 1981 với thương tật một bên chân (thương binh 4/4).

Với việc mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích, áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) đã nỗ lực vươn lên làm giàu và có cuộc sống ổn định.