Cựu Chiến Binh Đặng Chiến Thuật Vươn Lên Từ Ý Chí

Ông Đặng Chiến Thuật sinh năm 1951, quê gốc ở tỉnh Nam Định. Ông nhập ngũ năm 1975, đơn vị Cục Hậu cần Quân khu 7, đến năm 1977 tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Ông xuất ngũ năm 1981 với thương tật một bên chân (thương binh 4/4).
Sau khi xuất ngũ, ông lập gia đình. Lúc đó, kinh tế rất khó khăn, nhà ít đất canh tác, càng khó khăn hơn khi 2 đứa con trai lần lượt chào đời. Với mong muốn thoát cảnh đói nghèo và có tiền lo cho con ăn học, ông quyết định cùng vợ và các con vào Nam lập nghiệp.
Năm 1990, ông đến thị trấn Sông Đốc sinh sống theo chương trình kinh tế mới. Ông được Nông trường Quốc doanh Sông Đốc cấp 2 ha đất, 1,5 ha đất ông trồng dừa, còn lại trồng lúa. Do đất nhiễm phèn nặng nên năng suất không cao, cái đói, cái nghèo cứ đeo bám vợ chồng ông.
Mặc dù một bên chân bị thương đã yếu, nhưng ông không ngại khó. Ngoài canh tác trên 2 ha đất được cấp, ông Thuật còn đi làm thuê, vợ ông ở nhà chăn nuôi heo, mua bán nhỏ kiếm thêm thu nhập. Sau gần 7 năm, nhờ chăm chỉ làm việc, vợ chồng ông trả hết nợ, mua thêm 2 ha đất vuông để nuôi tôm, cua, cá...
Nhờ cần cù lao động lại ham học hỏi kinh nghiệm áp dụng vào sản xuất nên mỗi năm gia đình ông có thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Vợ chồng ông đã xây dựng được căn nhà khang trang, các con đều trưởng thành, con trai lớn làm kỹ thuật viên trại tôm giống, con trai kế công tác ở Quân khu 9, con út vừa tốt nghiệp Đại học Hàng hải.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, hiện nay, với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh khóm 11, cũng là người đã từng trải qua nỗi vất vả mưu sinh nên ông thấu hiểu cái khổ của đói nghèo, từ đó luôn quan tâm đến đời sống của hội viên. Mỗi khi được tham gia các lớp tập huấn hay học hỏi được kinh nghiệm làm ăn, ông đều hướng dẫn lại cho hội viên.
Ông Diệp Minh Thắng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn Sông Đốc, nhận xét: “Gia đình ông Thuật là tấm gương vượt khó nuôi dạy con cái thành tài. Riêng ông Thuật, là một người tích cực trong hoạt động xã hội, ông rất quan tâm đến đời sống của hội viên, giúp đỡ nhiều hộ khó khăn trong khóm có vốn đầu tư sản xuất với số tiền trên 50 triệu đồng”.
Với thành tích trong lao động và hoạt động xã hội, năm 2012-2013, ông Đặng Chiến Thuật được nhận giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp thị trấn, cấp huyện; danh hiệu người công dân kiểu mẫu, nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo anh Nguyễn Văn Ba, công nhân lái xe của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhẫn Hồng Ngọc Việt, từ đầu tháng 5 trở lại đây, việc vận chuyển gạo xuất khẩu đã thông thoáng hơn, chấm dứt tình cảnh trực chờ ùn tắc dài ngày trước đó.

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

Những năm qua, với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp và làm trung tâm, nòng cốt trong các phong trào của nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã, đang làm tốt việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân chủ động tham gia thực hiện các chương trình, phong trào do các cấp phát động.

Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về xóa đói, giảm nghèo; huyện Quang Bình đã không ngừng nỗ lực thi đua lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất cho gia đình, xã hội.

Là xã thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đặc thù về điều kiện khí hậu, nên 96 ha đất trồng lúa của địa phương chỉ cấy được một vụ. Từ đầu năm đến nay, do hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ Mùa của bà con xã Xín Chải (Vị Xuyên).