Hỗ Trợ Hóa Chất Để Phục Vụ Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Ở Bình Định

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý cho Sở NN&PTNT sử dụng hóa chất Chlorine đang dự trữ để thực hiện cơ chế hỗ trợ hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013.
Theo đó, đối với diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, sẽ hỗ trợ 100% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh cho các vùng nuôi bị nhiễm bệnh chết do vi-rút (đối với những ao nuôi chấp hành tốt lịch thời vụ và có giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản). Hỗ trợ 70% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh đối với những ao nuôi thủy sản bị bệnh thiếu 1 trong 2 điều kiện vừa nêu. Các trường hợp còn lại được hỗ trợ 50% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh.
Đối với tôm hùm, sẽ hỗ trợ 100% hóa chất xử lý môi trường ở vùng nuôi bị dịch bệnh chết do bệnh sữa, bệnh thân đỏ trên tôm hùm từ 10% lồng/bè trở lên (đối với những hộ nuôi bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định của địa phương). Đồng thời, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ 50% hóa chất xử lý môi trường đối với các hộ nuôi tôm hùm thiếu 1 trong 2 điều kiện vừa nêu.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học đã xuất hiện từ lâu, với nhiều lợi ích thiết thực, nhất là giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện nhiều nông dân ở một số địa phương đã quay lưng với đệm lót sinh học và trở về với cách nuôi truyền thống.

Ngày 5/11, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết thời gian gần đây, Công ty TNHH Kinh doanh cà phê và phân bón Phúc Lộc trong hoạt động kinh doanh, mua bán đã có hành vi giả mạo nhãn hiệu phân bón và vừa bị lực lượng chức năng phát hiện.

Theo một nghiên cứu gần đây của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Việt Nam được cho là quốc gia hưởng lợi nhất từ TPP nhưng những gì mà nó mang lại cho ngành nông nghiệp lại rất hạn chế.

Năm 2015, diện tích cánh đồng lớn của tỉnh Long An đạt hơn 28.500ha, tăng hơn 11.100ha so với năm 2014 và tăng 8.500ha so với kế hoạch của toàn tỉnh.

Toàn tỉnh Bến Tre hiện có 27.500 ha diện tích vườn cây ăn trái. Trong đó, có các loại cây chủ lực như bưởi 5.500ha; nhãn 4.000ha, chôm chôm 5.560ha, sầu riêng 1.860ha, măng cụt 1.665ha...