Hỗ Trợ Hóa Chất Để Phục Vụ Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Ở Bình Định

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý cho Sở NN&PTNT sử dụng hóa chất Chlorine đang dự trữ để thực hiện cơ chế hỗ trợ hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013.
Theo đó, đối với diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, sẽ hỗ trợ 100% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh cho các vùng nuôi bị nhiễm bệnh chết do vi-rút (đối với những ao nuôi chấp hành tốt lịch thời vụ và có giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản). Hỗ trợ 70% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh đối với những ao nuôi thủy sản bị bệnh thiếu 1 trong 2 điều kiện vừa nêu. Các trường hợp còn lại được hỗ trợ 50% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh.
Đối với tôm hùm, sẽ hỗ trợ 100% hóa chất xử lý môi trường ở vùng nuôi bị dịch bệnh chết do bệnh sữa, bệnh thân đỏ trên tôm hùm từ 10% lồng/bè trở lên (đối với những hộ nuôi bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định của địa phương). Đồng thời, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ 50% hóa chất xử lý môi trường đối với các hộ nuôi tôm hùm thiếu 1 trong 2 điều kiện vừa nêu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Hòa (Long An), ngày 26-9-2014, huyện đã tiến hành tiêu hủy 400 con gà của hộ ông Phạm Bá Thước, ấp Lập Điền, xã Tân Mỹ. Đàn gà được ông Thước nhập về nuôi vào ngày 19-9, với số lượng 2.000 con (1 ngày tuổi) có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y Khánh Hòa.

Cách làm này đã đẩy những người kinh doanh thịt heo chân chính, bảo đảm chất lượng trong nhiều tháng qua bị lỗ nặng, thậm chí có người phải phá sản (một số người khác vì miếng cơm manh áo cũng đã phải chuyển sang hình thức bơm nước vào heo để tồn tại).

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện nay bà con đang bước vào vụ thu hoạch, đạt sản lượng khá cao nên người dân hết sức phấn khởi.

Với mục tiêu phát triển cà phê bền vững, trong thời gian qua các đơn vị thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã hướng hoạt động sản xuất theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Tính đến nay, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển được 700 ha diện tích lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, đạt năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do chạy theo lợi nhuận kinh tế một số nơi người dân đang cải tạo đất để phá vỡ mô hình trên.