Hỗ Trợ Giống Để Chuyển Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Cây Màu

Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là nội dung tại Quyết định số 580/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định này, cây trồng chuyển đổi được hỗ trợ gồm: ngô, đậu tương, vừng, lạc, dưa, rau các loại. Đối tượng được hỗ trợ là hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân.
Các đối tượng trên muốn được hỗ trợ phải đảm bảo điều kiện được UBND xã xác nhận đã thực hiện chuyển đổi cây trồng trong vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 trên diện tích đất trồng lúa. Đồng thời, việc chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hỗ trợ đến 2 triệu đồng/1 ha
Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu nếu đáp ứng đủ điều kiện trên thì được hỗ trợ chi phí về giống để chuyển đổi, nhưng không vượt quá 2 triệu đồng/1 ha. Trên cùng diện tích chuyển đổi chỉ được hỗ trợ một lần.
Về cơ chế hỗ trợ, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 100% cho các địa phương trong vùng để thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu. Riêng thành phố Cần Thơ được hỗ trợ 50%.
Trường hợp hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp, sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương (nếu có) và 50% dự phòng ngân sách địa phương theo dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao mà vẫn còn thiếu thì ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tìm hiểu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm để xác định chủng loại cây trồng, diện tích chuyển đổi phù hợp; hướng dẫn nông dân sử dụng giống mới, quy trình kỹ thuật chuyển đổi.
Đồng thời, căn cứ nhu cầu thực tế về chuyển đổi trên đất lúa của địa phương, các tỉnh, thành phố nghiên cứu xem xét có chính sách hỗ trợ bổ sung ngoài chính sách quy định trên.
Có thể bạn quan tâm

Để phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam, điều tiên quyết là nhất thiết cần tiến hành tốt công tác tái canh những vườn cà phê già cỗi. Tuy nhiên việc này đang gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là vấn đề nguồn giống và nguồn vốn.

Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù làm nông dân luôn phải chạy theo thị trường... Đó là thực trạng đáng lo ngại mà ngành cà phê Việt Nam cần sớm tháo gỡ.

Liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp luôn được sự quan tâm, sâu sát của các ngành chức năng.

Gần 30 năm đổi mới, nhiều chuyên gia nhận định: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp ĐBSCL và cả nước là đưa nước ta từ thiếu ăn đến đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và xuất khẩu gạo nhiều năm liền đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với Công ty TNHH Yanmar Việt Nam tổ chức Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ tại xã Mỹ Hương (huyện Mỹ Tú).