Miền Bắc Được Mùa Vụ Đông Xuân

Ngày 27/5, tại Thanh Hóa, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị Sơ kết sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 khu vực các tỉnh thành phía Bắc.
Vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 vừa qua ở các tỉnh thành phía Bắc được coi là một trong những vụ khó khăn nhất. Thời tiết bất thuận, sâu bệnh bùng phát trên diên rộng, tuy nhiên hầu hết các địa phương đều thắng lợi lớn cả về năng suất và sản lượng.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, vụ lúa Đông Xuân 2013-2014, toàn miền Bắc đã gieo cấy hơn 1,1 triệu ha, giảm khoảng 1,5 nghìn ha so với vụ Đông Xuân năm 2012-2013. Năng suất trung bình đạt 62,4 tạ/ha, trong đó khu vực Đồng bằng sông Hồng đạt 65,9 tạ/ha. Riêng khu vực Bắc Trung Bộ đạt 60,7 tạ/ha.
Nguyên nhân vụ Đông Xuân được mùa được nhận định là do các địa phương chủ động ứng phó với thời tiết phức tạp, chỉ đạo sản xuất hợp lý, bám đồng bám ruộng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chống hạn, chống úng và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nên đã căn bản phòng trừ được bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn trên các trà lúa. Các giống lúa ngắn ngày và chất lượng được tăng cường gieo.
Đặc biệt các giống lúa lai tiếp tục là giải pháp quan trọng để tăng năng suất và sản lượng. Diện tích gieo thẳng tiếp tục được mở rộng lên 21%. Năng suất và sản lượng của vụ Đông Xuân năm nay được đánh giá là tương đương với năm 2012 - năm được mùa nhất từ trước đến nay.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân không nên phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu do các hoạt chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, tạo hạt của lúa.

Trong một thời gian dài, cây ca cao được nhiều chương trình xây dựng các mô hình trồng và chăm sóc nhằm đưa nó trở thành một trong những cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) là hướng phát triển tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và là “chìa khóa” để nông sản của tỉnh Đăk Nông bước vào hệ thống phân phối hiện đại và xuất khẩu.

Khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên sản xuất ra nhiều loại lúa gạo đặc sản chất lượng cao mà không nơi nào có được.

Xây dựng vùng sản xuất nhãn xuất khẩu, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ quả nhãn trong hệ thống siêu thị, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu nhãn lồng đặc sản đang là hướng đi mới cho sản xuất nhãn lồng ở Hưng Yên.