Hỗ Trợ Gạo Cho Người Trồng Rừng

Tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định phương án hỗ trợ gạo tẻ thường cho người trồng rừng ở huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (giai đoạn 2013- 2018).
Tổng số gạo do tỉnh hỗ trợ cho người trồng rừng ở huyện Mường Lát là 3.000 tấn/năm. Theo quyết định này, những đối tượng được hỗ trợ gạo là người đồng bào dân tộc thiểu số ở Mường Lát, tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất thay thế nương rẫy. Thời gian hỗ trợ gạo bắt đầu từ khi ngừng canh tác nương rẫy để chuyển sang trồng rừng sản xuất, đến khi có thu nhập thay thế (trong thời gian không quá 6 năm, 2013- 2018).
Mức hỗ trợ gạo xác định cho từng hộ dân căn cứ vào diện tích nương rẫy thực tế khi chuyển sang trồng rừng sản xuất. Mỗi héc ta rừng do người dân trồng sẽ được hỗ trợ không quá 700kg gạo/năm; bình quân mỗi nhân khẩu được hỗ trợ không quá 10kg gạo/tháng. Gạo hỗ trợ sẽ được cấp vào ngày 15 hàng tháng cho đồng bào tại UBND các xã.
Có thể bạn quan tâm

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định) từ hơn 20 năm trước, khi những ngư dân bắt được cá bé sau mỗi chuyến ra khơi đã gom góp lại nuôi trong ao.

Sản lượng tôm của Trung Quốc và Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nguyên nhân chính dẫn tới NK tôm từ 2 nước này giảm sút. Theo đó, các nguồn cung khác như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia tận dụng cơ hội này mở rộng thị trường. NK tôm Indonesia vào Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay tăng tới 311,7%.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.

Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Huyện Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình “Nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng GAP” tại xã Bình Khánh với sự tham gia của 6 hộ với tổng diện tích 24.000 m2, Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hổ trợ 1.920.000 con tôm giống.

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.