Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Hướng GAP Tại Xã Bình Khánh (Cần Giờ)

Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Hướng GAP Tại Xã Bình Khánh (Cần Giờ)
Ngày đăng: 19/06/2014

Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Huyện Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình “Nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng GAP” tại xã Bình Khánh với sự tham gia của 6 hộ với tổng diện tích 24.000 m2, Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hổ trợ 1.920.000 con tôm giống.

Tham gia mô hình các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP), đã quản lý chặt chẽ từ nguồn gốc gíống có kiễm dịch, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người nuôi như: không xổ, xả bừa bãi ra môi trường xung quanh...

Các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt được thu gom và xử lý không để nhiểm bẩn đến hệ thống cấp nước và các ao nuôi. Theo dõi thường xuyên nguồn nước cấp, kiểm tra môi trường ao nuôi, tình trạng sức khỏe và các dấu hiệu bệnh của tôm chân trắng trong ao nuôi, không sử dụng thuốc, hóa chất cấm, ghi chép sổ nhật ký.

Qua 3 tháng thực hiện, các hộ tham gia cho biết áp dụng đúng quy trình do cán bộ Khuyến nông hướng dẫn tôm phát triển tốt, với tỷ lệ sống trên 85%, trọng lượng 8 – 9,5 gr/con, trừ các khoản chi phí đầu tư thì các hộ có lãi từ 39 triệu – 45 triệu/4000 m2.

Ông Võ Ngọc Anh Giám Đốc Trung tâm Khuyến Nông TP. HCM cho biết, mô hình này giúp bà con nông dân quen dần quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) trong lĩnh vực nuôi thủy sản, trong tương lai chương trình thủy sản tiếp tục nuôi theo quy trình GAP, nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân, đồng thời tạo ra sản phẩm thủy sản đạt ATVSTP ra thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, Trung Tâm Khuyến nông TP.HCM tiếp tục hỗ trợ phát triển mô hình nuôi thủy sản áp dụng quy trình GAP.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Trắm Đen Cho Thu Nhập Cao Nuôi Cá Trắm Đen Cho Thu Nhập Cao

Năm nay, giá thành nhiều loại thủy sản, đặc biệt là các loại cá truyền thống như mè, chim trắng, rô phi đơn tính, trắm cỏ… có chiều hướng sụt giảm khiến người nuôi thả không yên tâm đầu tư. Trong khi đó, một số loại cá đặc sản như trắm đen, nheo… vẫn có giá khá cao, bình quân từ 100.000 đồng/kg trở lên. Do đó, một số hộ có điều kiện ở Phú Thọ đã chuyển từ nuôi các loại cá truyền thống sang nuôi các loại cá có giá trị cao và tạo được nguồn thu đáng kể.

10/01/2013
Mở Hướng Phát Triển Cho Cây Cà Phê Mường Ảng Mở Hướng Phát Triển Cho Cây Cà Phê Mường Ảng

Những năm qua huyện Mường Ảng đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó. cây cà phê được huyện xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững.

28/06/2013
Hàng Chục Ha Tôm Bị Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Hàng Chục Ha Tôm Bị Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân

Hàng chục ha tôm tại Nghi Lộc và tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết nhưng nhiều người dân không báo cho cơ quan chức năng và không lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Trước mắt, một nguyên nhân đang được đưa ra có thể là tôm đã thả thẳng xuống ao sau quá trình vận chuyển từ xa về.

08/06/2013
Giải Bài Toán Cây Trồng Để Thoát Nghèo Giải Bài Toán Cây Trồng Để Thoát Nghèo

Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.

28/06/2013
Trồng Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng Trồng Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

08/06/2013