Hỗ Trợ Để Nông Sản Vào Siêu Thị

Hỗ trợ để nông sản vào siêu thị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng vừa có buổi làm việc cùng các ngành hữu quan về quỹ hỗ trợ nông sản vào siêu thị.
Theo Sở Công Thương, thời gian qua, việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ đã đạt được những kết quả tích cực, nhất là đưa hàng nông sản, thực phẩm chế biến vào siêu thị. Riêng mặt hàng rau củ chưa qua chế biến có mặt tại siêu thị còn hạn chế.
Tựu trung là do các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong tỉnh còn khó khăn về vốn, đồng thời, áp lực đối với yêu cầu của siêu thị như: chậm thanh toán, chiết khấu hoa hồng cao, đóng phí mã vạch...
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, Sở Công Thương đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ các đơn vị này vay với số tiền trên 42 tỷ đồng.
Sau khi tham khảo các ngành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hùng cho rằng, đây là những công ty có nhiều nhiệt huyết cần được hỗ trợ. Trên tinh thần đó, tỉnh sẽ căn cứ vào các quỹ hỗ trợ của địa phương, chính sách của Chính phủ để hỗ trợ. Đồng thời, ông Hùng đề nghị các ngành hữu quan, đặc biệt là Sở Công Thương rà soát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để có sự hỗ trợ cần thiết và đúng đối tượng...
Có thể bạn quan tâm

Mục tiêu được đưa ra tại Hội nghị chuyên đề về xuất khẩu (XK) do UBND tỉnh tổ chức gần đây, KNXK toàn tỉnh của năm 2014 dự kiến chỉ đạt khoảng 1,3 tỷ USD. Như vậy, đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu đã vượt chỉ tiêu kế hoạch, trong khi còn đúng 1 tháng nữa mới kết thúc năm 2014. Thủy sản và gạo, 2 mặt hàng chủ lực của tỉnh, vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, tuy giá trị thực mang về có thể không tăng bằng những năm trước đây.

Miễn thuế tài nguyên khi khai thác hải sản tự nhiên, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số loại thu nhập như: thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản.

Kỹ thuật chế biến tôm Paramay thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, sử dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu như: nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, chế biến an toàn, hợp vệ sinh thực phẩm. Khi đưa vào vận hành, dây chuyền này có thể đảm bảo sản xuất gần 7.000 tấn/năm.

Ngày 16-7, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Sở Nông nghiệp - PTNT và UBND huyện Nà Hang (Tuyên Quang) tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang.

Ngày 3/12, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Đạm Cà Mau và Công ty Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức hội thảo đánh giá tình hình triển khai thực hiện mô hình hợp tác 4 nhà trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hướng bền vững tại ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.