Hỗ Trợ Để Giúp Nông Dân Đứng Vững

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Ipsard cho biết, qua kết quả điều tra từ hơn 3.000 hộ nông dân cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu và người nông dân là những người phát huy nội lực cao nhất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trả lời câu hỏi, kết quả điều tra của Ipsard cho thấy bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam hiện nay đang rất “tối”, ông có đánh giá ra sao về nhận định này? TS Đặng Kim Sơn cho biết: “Qua kết quả điều tra cũng cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu, giúp cho đất nước đi qua khó khăn trong tình hình hiện nay. Và người nông dân vẫn là chủ lực trong quá trình đó. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta phải nhanh chóng hỗ trợ cho doanh nghiệp, nông dân để giúp cho nông thôn phát triển, để nông dân có thể phục hồi sức lực, đứng vững...”.
Về câu hỏi, thông qua các con số báo cáo, ông có thể cho biết vị thế của nông dân trong giai đoạn hiện nay? TS Đặng Kim Sơn nói: Nông dân hiện là những người phải đương đầu với những thiệt thòi nhất trong cả chuỗi sản xuất, chịu những rủi ro cao nhất trong cả chuỗi giá trị. Nhưng mặt khác, nó cũng cho thấy người nông dân cũng chính là những người kiên cường nhất, vững vàng nhất, huy động nội lực cao nhất, phát huy tinh thần dám nghĩ dám làm của mình nhất, trong toàn bộ nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân là do các nhà máy đóng trên địa bàn không chịu thu mua mía cho dân vào đúng thời kỳ cao điểm của vụ thu hoạch.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), cho biết hiện nay giá điều thô nhập khẩu từ các nước châu Phi đã hơn 1.000 USD/tấn, cao hơn 150-200 USD/tấn so với năm 2013, gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) khi nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.

Tại một số cánh đồng tại xã Phan Hòa, Phan Rí Thành huyện Bắc Bình có khá nhiều thửa ruộng của người dân chưa trổ bông. Thời điểm này những năm trước lúa ở hai xã này đã chuẩn bị cho thu hoạch.

Nông dân chưa vui vì trong chuỗi giá trị lúa gạo gia tăng, nông dân cực nhất mà lại hưởng lợi ít nhất, vì đảm nhiệm toàn bộ khâu sản xuất lúa, đến vận chuyển, làm sạch, làm khô và thường là cả dự trữ, là những khâu trong sản xuất kinh doanh lúa gạo thường gặp nhiều rủi ro nhất. Đã vậy, giá vật tư sản xuất lại tăng không ngừng, nhiều khi kém chất lượng, thậm chí là hàng dỏm.

Từ đầu năm 2014 đến nay, ước tính sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh đạt hơn 18.700 tấn, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng cá ngừ đại dương đạt 880 tấn, bằng 67,5% so với cùng kỳ.