Hỗ Trợ Để Giúp Nông Dân Đứng Vững

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Ipsard cho biết, qua kết quả điều tra từ hơn 3.000 hộ nông dân cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu và người nông dân là những người phát huy nội lực cao nhất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trả lời câu hỏi, kết quả điều tra của Ipsard cho thấy bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam hiện nay đang rất “tối”, ông có đánh giá ra sao về nhận định này? TS Đặng Kim Sơn cho biết: “Qua kết quả điều tra cũng cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu, giúp cho đất nước đi qua khó khăn trong tình hình hiện nay. Và người nông dân vẫn là chủ lực trong quá trình đó. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta phải nhanh chóng hỗ trợ cho doanh nghiệp, nông dân để giúp cho nông thôn phát triển, để nông dân có thể phục hồi sức lực, đứng vững...”.
Về câu hỏi, thông qua các con số báo cáo, ông có thể cho biết vị thế của nông dân trong giai đoạn hiện nay? TS Đặng Kim Sơn nói: Nông dân hiện là những người phải đương đầu với những thiệt thòi nhất trong cả chuỗi sản xuất, chịu những rủi ro cao nhất trong cả chuỗi giá trị. Nhưng mặt khác, nó cũng cho thấy người nông dân cũng chính là những người kiên cường nhất, vững vàng nhất, huy động nội lực cao nhất, phát huy tinh thần dám nghĩ dám làm của mình nhất, trong toàn bộ nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 năm triển khai đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2015 – 2020 đánh giá bước đầu đề án đã đạt những kết quả đáng khích lệ, góp phần cải thiện nhanh đời sống khu vực nông thôn.

Nhiều hộ dân ở thôn Đông Căm, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khi tham gia “Dự án sản xuất lúa chất lượng cao giống lúa Séng Cù” cho biết, nhờ trồng giống lúa này, lợi nhuận đã tăng tới 200%.

Để có thêm thu nhập, một số người dân ở Củ Chi, TP HCM săn cỏ tự nhiên về bán cho các chủ trại bò sữa với giá 3.000-5.000 đồng mỗi bó.

Trao đổi với NTNN, luật sư Trần Hữu Huỳnh- Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, nông dân muốn giàu trước hết phải có sự liên kết, làm ăn chuyên nghiệp thông qua các hợp đồng tiêu thụ nông sản.

Bằng kỹ thuật chăm sóc không giống ai, lão nông Hứa Văn Chung, sinh năm 1960, người dân tộc Nùng ở ấp 4, xã Núi Tượng, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) đã bắt vườn quýt đường rộng gần 2ha của mình “đẻ” trái quanh năm, mang về lợi nhuận hơn 1,2 tỷ đồng/năm.