Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang

Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện mô hình hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn đối với vải thiều.
Theo đó, mô hình được thực hiện tại 350 hộ trồng vải ở các xã: Hồng Giang, Tân Quang, Thanh Hải, Phượng Sơn, Quý Sơn (Lục Ngạn) và Phúc Hoà (Tân Yên). Nông dân tham gia được hướng dẫn quy trình sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP. Khi thu hoạch, sản phẩm được cơ quan chức năng đánh giá, cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn. Tổng kinh phí thực hiện mô hình 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á.Có thể bạn quan tâm

Mùa gặt về trên những cánh đồng quê Hà Tĩnh được hồi sinh sau trận hạn hán lịch sử đầu vụ. Con đường làng vàng óng rơm rạ, thoang thoảng mùi thơm lúa mới...

Dự án nhà kính VinEco Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vừa được Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco - thành viên thuộc tập đoàn Vingroup - chính thức khởi công hôm 28/8.

Chiều 29/8, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả khảo nghiệm giống lúa N25 và Việt Hương Chiếm tại xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) và Thạch Đài (Thạch Hà). Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn dự và phát biểu với hội thảo.

20 tuổi đã dám “liều” cầm cố gia sản để vay tiền làm trang trại chăn nuôi quy mô lớn đầu tiên ở xã miền núi nghèo khó. Gặt hái thành quả thì sẵn lòng sẻ chia, vận động bà con cùng mạnh dạn mở hướng thoát nghèo. Cuộc gặp gỡ với chủ trang trại tổng hợp thế hệ 8X Tôn Kế Toại (xã Sơn Thủy, Hương Sơn) đã đưa tôi đến với những bất ngờ thú vị.

Tại các tuyến đường lớn ở TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai, hàng trăm tấn thanh long Bình Thuận được đổ đống trên vỉa hè để bán với giá 10.000 đồng 4kg.