Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang

Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện mô hình hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn đối với vải thiều.
Theo đó, mô hình được thực hiện tại 350 hộ trồng vải ở các xã: Hồng Giang, Tân Quang, Thanh Hải, Phượng Sơn, Quý Sơn (Lục Ngạn) và Phúc Hoà (Tân Yên). Nông dân tham gia được hướng dẫn quy trình sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP. Khi thu hoạch, sản phẩm được cơ quan chức năng đánh giá, cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn. Tổng kinh phí thực hiện mô hình 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á.Có thể bạn quan tâm
Từ nguồn vốn 30a hỗ trợ phát triển sự nghiệp, từ năm 2011 đến nay, huyện Vân Canh đã xây dựng được 47 mô hình khuyến nông với tổng kinh phí trên 1,41 tỉ đồng, áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế.

Ngày 24.9, tại TP Quy Nhơn, Sở NN&PTN đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) - tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn biển và phát triển bền vững vùng ven biển Việt Nam – tổ chức khai giảng lớp tập huấn về phương pháp quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái (EAFM).

Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng những lao động của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Qnasafe đều được hưởng các chế độ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội giống như các công nhân sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp.

Mặc dù đã 62 tuổi, nhưng ông Nguyễn Ninh, ở thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung (Nghĩa Hành) vẫn luôn hăng say lao động. Ông cho rằng, có lao động thì con người mới khỏe mạnh, vui vẻ được.

Bước sang tuần cuối tháng 9, giá rau xanh tại Hà Nội tăng giá mạnh, gấp hơn hai lần so với hồi đầu tháng.