Hỗ Trợ Áp Dụng Và Chứng Nhận VietGAP Cho Hộ Nuôi Cá Tra

Vừa qua, tại huyện Cái Bè và Cai Lậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng với Chi cục Thủy sản tổ chức 2 cuộc hội nghị triển khai Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT ngày 29-7-2014 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra cho đối tượng là các doanh nghiệp và hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị, dự thảo kế hoạch hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho các hộ nuôi cá tra được lấy ý kiến trước khi trình UBND tỉnh xin kinh phí triển khai. Chi cục Thủy sản cho biết, theo Nghị định số 36/2014/NĐ-CP, đến hết ngày 31-12-2015, các hộ tổ chức, cá nhân nuôi cá tra phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP hoặc các chứng chỉ quốc tế khác phù hợp với pháp luật Việt Nam mới được nuôi cá tra.
Nhằm hỗ trợ các hộ nuôi cá tra đáp ứng được quy định này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến sẽ ưu tiên hỗ trợ các hộ nuôi cá tra về công tác đào tạo, tư vấn và chi phí chứng nhận VietGAP theo Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 19-6-2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc ban hành chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Để đủ điều kiện được hỗ trợ theo quy định và giảm chi phí chứng nhận, các hộ nuôi cá tra sẽ được gom lại thành vùng nuôi theo nguyên tắc những hộ nuôi cá tra liền kề có chung nguồn nước cấp, kênh xả và đảm bảo sản lượng trên 500 tấn/ha, còn những hộ nuôi cá tra độc lập đạt sản lượng trên 500 tấn/ha sẽ thực hiện chứng nhận riêng. Theo đó, toàn tỉnh sẽ có 13 hộ/vùng nuôi cá tra được hỗ trợ thực hiện và chứng nhận VietGAP với tổng kinh phí dự kiến trên 930 triệu đồng. Thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015.
Mặt khác, theo Thông tư số 23/2014/TT-BNNPT, bắt đầu ngày 12-9-2014, các cơ sở nuôi cá tra phải thực hiện thủ tục cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm. Tuy nhiên chỉ những cơ sở nuôi nằm trong quy hoạch được UBND cấp tỉnh phê duyệt mới được cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm. Một cơ sở có nhiều ao nuôi thì được cấp nhiều mã số nhận diện ao nuôi, mỗi ao nuôi được cấp duy nhất một mã số nhận diện.
Mã số nhận diện cơ sở nuôi và ao nuôi chỉ được cấp khi đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại. Việc thực hiện đăng ký mã số nhận diện lần đầu và đăng ký lại được thực hiện độc lập hoặc đồng thời với việc xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm. Ngoài ra, đăng ký nuôi cá tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng nuôi.
Chi cục Thủy sản tỉnh là cơ quan cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi, xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm. Hồ sơ đăng ký cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và đăng ký nuôi cá tra thương phẩm bao gồm: Giấy đăng ký cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi, Sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi do chủ cơ sở nuôi xây dựng, 2 bản Giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm.
Chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm đăng ký mã số nhận diện cơ sở ao nuôi (lần đầu hoặc đăng ký lại) và đăng ký nuôi cá tra thương phẩm với Chi cục Thủy sản chậm nhất trước thời điểm thả giống 20 ngày. Ngoài ra, khi thay đổi chủ cơ sở nuôi hoặc thay đổi diện tích ao nuôi hoặc sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi cần đăng ký lại mã số nhận diện.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình luân canh 1 vụ tôm – một vụ lúa đã phát huy hiệu quả trong thời điểm môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn. “Thất tôm-nhờ lúa” đã được chứng minh qua vụ nuôi năm 2011, 2012 vừa qua ở Sóc Trăng. Tuy lợi nhuận từ trồng lúa không thể sánh với nuôi tôm, nhưng cái được lớn nhất là giữ vững vùng nuôi an toàn, bền vững.

Tại một số tỉnh ở ĐBSCL xảy ra tình trạng nơi thì dư thừa cá tra nguyên liệu, nơi đủ và có nơi lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, một điểm chung là các địa phương đều khó khăn trong việc thiếu số liệu chính xác về nguyên liệu cá tra.

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).

Bệnh cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục địch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.