Hỗ trợ 2 tỉnh phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bến Tre được xuất cấp 50 tấn; tỉnh Thừa Thiên Huế được xuất cấp 20 tấn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2014, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,3 triệu tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản đạt 3,6 triệu tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 18% so với năm 2013 góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của cả nước và đem lại nhiều lợi nhuận cho người dân.
Tuy nhiên tình hình dịch bệnh thủy sản vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, một số loại dịch bệnh gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng của người nuôi và ngân sách nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Được biết, năm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bố trí hơn 1 tỷ đồng; tỉnh Bến Tre hơn 2 tỷ đồng để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.

Từ đầu năm đến nay, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc vươn khơi bám biển, nên sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 16.170 tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác cá ngừ đại dương đạt hơn 470 tấn, tăng gần 3,5%.

Theo chân ông Chu Văn Báo, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), qua chợ vải thiều những ngày cuối vụ, cảnh mua bán đã không còn tấp nập như vài ngày trước. Người viết muốn tìm mua một chùm vải thiều VietGap loại 1 để thưởng thức cũng thật khó, bởi thương lái đã bao tiêu toàn bộ lượng vải ở chợ cho đến cuối vụ.

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.