Hồ Tiêu Thắng Lớn

Xuất khẩu hồ tiêu 4 tháng đầu năm 2014 đã tăng hơn 40% về sản lượng, trong khi giá trị tăng tới 46,3% so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 4 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tiêu đạt 75.514 tấn, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch đạt 519 triệu USD, tăng 46,3%. Giá tiêu đen đạt 6.596 USD/tấn, giá tiêu trắng ở mức 9.606 USD/tấn, tăng 7,94%. Đây là mức giá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay của ngành hàng hồ tiêu.
Cũng theo thống kê của Bộ NNPTNT, Hoa Kỳ, Singapore và Ấn Độ vẫn là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 38% thị phần.
Dự báo, cả năm 2014, sản lượng tiêu cả nước khoảng 125.000-130.000 tấn, tạm nhập tái xuất 20.000 tấn, tổng sản lượng xuất khẩu 150.000 tấn và kim ngạch sẽ cán mốc 1 tỷ USD. Nếu đúng như dự báo này thì đây sẽ là năm kỷ lục của ngành hồ tiêu.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA, cho biết các yếu tố giúp ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian qua là khả năng bình ổn giá của người nông dân và phát triển diện tích hồ tiêu theo quy hoạch, hướng đến sản phẩm sạch. Diện tích hồ tiêu hiện đã đạt xấp xỉ 60.000 ha, cùng với đó, cả nước hiện có 13 nhà máy chế biến tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Tổng công suất của các nhà máy này đạt trên 60.000 tấn/năm, chủng loại bao bì đóng gói đa dạng giúp các sản phẩm tiêu của Việt Nam thỏa mãn nhu cầu của các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, Nhật Bản và châu u.
Việt Nam đang giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu hồ tiêu khi chiếm tới gần 50% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều vùng lúa ĐX sớm ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch. Vụ lúa được xem là thuận lợi, ít sâu bệnh, năng suất cao nhất trong năm. Tuy nhiên mấy năm qua, khi lúa ĐX vào mùa gặt dù chất lượng tốt nhưng giá bán lại quá thấp!

Dự báo diễn biến thời tiết có nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, vì vậy cùng với việc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, các huyện, thành phố, cơ quan chuyên môn và nông dân trong tỉnh Bắc Giang dồn sức, tập trung các biện pháp để gieo cấy lúa xuân đạt kết quả cao.

Năm nay Việt Nam chính thức tham gia một số hiệp định thương mại tự do nhằm cắt giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan, thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương (FTA), cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)... tạo cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm; hàng hóa làm ra không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Hơn một tuần trước Tết Nguyên đán, gần 1.000 cây phật thủ cảnh trong khu vườn tại Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) của anh Bình đã được khách đặt gần hết. Chủ vườn chia sẻ, chơi cây cảnh phật thủ (bonsai) không còn là mới, nhưng hầu hết đều được ghép cành, quả tuy to những màu sắc và kiểu dáng không bắt mắt. Trong khi đó tại khu vườn này, phật thủ lần đầu được trồng và chăm sóc để tự cho ra quả.

Vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức (Hàm Tân) có nhiều người dân vùng sông nước miền Tây lên lập nghiệp. Ở đó có những gia đình đã gây dựng cho mình cuộc sống mới ổn định, nhờ trồng cây ăn trái. Vườn quýt đường 600 cây đang thu hoạch của gia đình ông Tô Văn Viễn là một minh chứng cho cách làm hiệu quả.