Hồ tiêu Phú Quốc được công nhận là sản phẩm hàng Việt Nam tiêu biểu

Hồ tiêu Phú Quốc được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công nhận là sản phẩm hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2014.
Theo đó, đến cuối năm 2015, huyện Phú Quốc có kế hoạch chuyên canh hồ tiêu lên 500 ha và năm 2020 là 1.000 ha, phấn đấu năng suất đạt từ 3 tấn/ha trở lên, với sản phẩm hàng hóa sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.
Đồng thời, phát triển cây tiêu theo hướng đạt chuẩn GlobalGap, theo quy trình trồng tiêu hiệu quả, bền vững, chất lượng và thân thiện với môi trường, chuyển giao cho nông dân ứng dụng vào vườn tiêu.
Huyện tập trung đầu tư công tác khuyến nông, nhất là hướng dẫn kỹ thuật trồng tiêu cho nông dân theo quy trình giảm thiểu các mối nguy hại liên quan đến việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe người sản xuất và cộng đồng…
Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Phú Quốc, không những khẳng định giá trị truyền thống, chất lượng hồ tiêu nơi đảo ngọc này mà còn là điều kiện thuận lợi đưa thương hiệu đặc sản hồ tiêu ra thị trường thế giới với sức cạnh tranh cao về giá cả, chất lượng của sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, trong hai tuần qua (từ 2-15/4), 5 tỉnh gồm Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hà Giang, Bình Thuận và Bến Tre có ổ dịch cũ đều đã qua 21 ngày; các địa phương này đã công bố hết dịch và trên cả nước không có ổ dịch mới phát sinh.

Mùa tôm mới 2014 ở Cầu Ngang, Duyên Hải… Trà Vinh đang bước vào vụ thu hoạch. Tuy mới đầu vụ nhưng giá tôm giảm mạnh, 1 tấn tôm thẻ chân trắng nông dân mất lãi từ 30 đến 50 triệu đồng.

Những ngày qua, câu chuyện giá tôm đang trở thành vấn đề “nóng” đối với những hộ nuôi tôm công nghiệp (NTCN), bởi giá tôm “rớt” từ 156.000 đồng/kg nay chỉ còn 92.000-95.000 đồng/kg. Đó là vấn đề làm cho người nuôi tôm đứng ngồi không yên khi ao tôm đã vào cỡ thu hoạch, môi trường thì ngày càng ô nhiễm.

Trong số các mô hình làm kinh tế gia đình, nuôi chim bồ câu là hướng đi khá mới của nhiều hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ ở xã Nam Hòa (Đồng Hỷ - Thái Nguyên). Nuôi bồ câu có ưu điểm là vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, cho thu nhập cao. Tuy nhiên hầu hết các gia đình ở đây đều đang phát triển đàn một cách cầm chừng bởi họ lo sẽ khó tìm nơi tiêu thụ ổn định.

Ông Thành cho biết: Giống điều ghép có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại nhiều loại nấm bệnh gây hại nên cho sản lượng cao. Nếu giống điều thường trồng trên địa bàn xã cho năng suất cao nhất từ 2-3 tấn/ha thì điều ghép đạt từ 3,3-4 tấn/ha.