Hô biến cau non thành cau khô, thương lái thu lợi gấp 7 lần

Người bán cau vui mừng khi thương lái thu mua với giá cao ngất ngưỡng khi đang mùa cau non
Theo thống kê, trong năm 2013, giá cau ở mức từ 500 - 1.000 đồng/kg nhưng thương lái vẫn không mua. Năm 2014, giá cau nhích lên khoảng 5.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, mùa cau năm nay, tuy mới đầu mùa, thương lái đã mua với mức giá từ 15.000 - 17.000 đồng/kg và có khả năng tăng giá. Hiện nay, hầu hết các rẫy cau đều là cau non. Với mức giá “kỷ lục” ở đầu mùa, người trồng cau chấp nhận hái cau non để bán, vì sợ rớt giá khi để cau già hơn.
Với từng trái cau non được thu mua, thương lái chế biến thành cau khô và bán sang Trung Quốc giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg (gấp 7 lần so với giá cau non). PV Dân trí có dịp tìm hiểu quy trình sấy thành cau khô tại lò sấy của thương lái.
Người dân ồ ạt hái cau non bán cho thương lái
Nhờ thương lái thu mua cau nhiều, công nhân có cơ hội tăng thêm thu nhập theo sản lượng
Đun lửa nấu chín cau tươi trong lò hấp
Khi trái cau chín đủ độ lửa theo yêu cầu, công nhân vớt cau ra lò hấp
Cau hấp chín vớt ra ngoài phơi ráo nước
Trái cau hấp chín nóng hổi được đổ vào lò sấy khô
Trải qua 6 ngày chế biến theo quy trình, cau tươi biến thành cau khô và bán với giá hơn 100.000 đồng mỗi kg
Được biết, cau khô bán qua Trung Quốc với mục đích chế biến thành phẩm là kẹo và mứt.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, bằng những cách làm khác nhau, nông dân tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều mô hình, sáng kiến hay trong việc bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc, từng bước vượt qua những khó khăn do hạn hán kéo dài, tiếp tục ổn định đời sống, sản xuất và chăn nuôi hiệu quả.

Quy hoạch vùng mía tập trung đến năm 2015, Quảng Ngãi phấn đấu đạt diện tích ổn định khoảng 9.000ha, sản lượng mía cây đạt 600-700 nghìn tấn/năm. Thế nhưng dù từng là vùng đất mía, diện tích QH mía của tỉnh không những không đạt mà còn giảm.
UBND TP.Hội An vừa phê duyệt phương án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020 với tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3 tỷ đồng, trong đó hơn 1,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, số còn lại từ nguồn xã hội hóa và nguồn đối ứng của người dân.

Chất lượng kém, khiến muối Sa Huỳnh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, cuộc sống của diêm dân cũng lao đao. Dù thực trạng này đã lặp lại nhiều năm nay nhưng đến giờ nó vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, triệt để…

Không dừng lại hành nghề khai thác hải sản bằng tàu vỏ gỗ, mà gần đây ngư dân Quảng Ngãi đã vươn khơi xa với tàu đánh cá vỏ thép, nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ.