Hiệu quả việc thu gom rác thải trên đồng ruộng

Qua hơn 2 năm thực hiện mô hình, bước đầu nông dân đánh giá cao hiệu quả mang lại là giảm ô nhiễm môi trường. Mô hình được thực hiện rộng rãi trong toàn xã, với diện tích trên 750ha, có trên 550 hộ dân trong khu vực có diện tích đất liền kề nhau tham gia.
Ông Nguyễn Thành Công - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ cho biết: “Trước đây, bà con khi sử dụng xong thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì vứt bừa bãi ngoài đồng ruộng. Hội Nông dân đã lên kế hoạch phân công các đồng chí trong Ban chấp hành phụ trách các ô đê bao, vận động bà con mỗi đầu đất tùy theo địa hình treo một cái bao hoặc những ruộng có bờ đê cao đào hố để chứa bao bì, vỏ chai thuốc BVTV. Khi phun xịt thuốc xong gom lại tận dụng bán phế liệu hoặc tiêu hủy. Qua thời gian phát động, bà con đã ý thức được việc bảo vệ môi trường nên hiệu quả đạt cao”.
Để nông dân thực hiện mô hình đạt hiệu quả, Hội Nông dân xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thu gom rác thải trên đồng ruộng, đồng thời Trạm BVTV huyện đã tổ chức tập huấn cho nông dân với chuyên đề “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV an toàn, không sử dụng thuốc hóa học khi không cần thiết và sau khi sử dụng phải thu gom các vỏ chai, bao bì thuốc BVTV bỏ vào nơi quy định để bảo vệ môi trường, giảm bớt độc tố trong lúa gạo và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Qua thời gian thực hiện mô hình, tình trạng rác thải bao bì trên bờ đê, bờ ruộng hạn chế rất nhiều. Các hố rác được đặt trên bờ đê, bờ ruộng nên mỗi ngày ai đi qua cũng đều gom rác thải bỏ vào, từ đó đã tạo cho bà con ý thức nhất định góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người nông dân.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn chưa được đồng bộ và điều khắp các ấp, đặc biệt đối với những hộ có đất canh tác xa nhà, hộ xâm canh thì việc thu gom rác thải như thế này chưa được quan tâm nhiều.
Ông Nguyễn Hồng Phương - Bí thư chi bộ ấp 2, xã Mỹ Thọ cho biết: “Còn một số hộ ở xa, xâm canh chưa thực hiện tốt việc này. Sắp tới, chúng tôi tiến hành vận động các hộ này thực hiện cũng giống như người tại địa phương, đồng thời triển khai rộng rãi toàn ấp để góp phần bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cây trái đặc sản như: dâu, vú sữa, cam, quýt, sầu riêng… nay lại có thêm hồ tiêu, một loài dây leo tuy trồng xen canh với cây ăn trái nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, giúp bà con nông dân tăng thu nhập đáng kể.

Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.