Hiệu Quả Từmô Hình Nuôi Lươn Hoàn Toàn Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Trong những năm gần đây tình hình nuôi thuỷ sản có nhiều bấp bênh, kém hiệu quả do dịch bệnh thường xuyên xảy ra và bị tác động lớn bởi giá cả thị trường dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ.
Trước những khó khăn đó thì con lươn vẫn là đối tượng thủy sản được người dân quan tâm, đầu tư nuôi do có nhiều ưu điểm so với các đối tượng thuỷ sản khác như thịt ngon và giàu chất dinh dưỡng (đạm: 18,6%; chất béo 9,1%), giá bán cao, đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Châu (An Giang) con lươn vẫn đang là đối tượng được nuôi chủ lực.
Là một nông dân với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi lươn, năm 2012 anh Trần Văn Lâm (ngụ tại ấp Tân Hậu A2, xã Tân An), được sự hỗ trợ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu, anh tiến hành thử nghiệm mô hình nuôi lươn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp thay vì nuôi bằng thức ăn tự chế.
Giữa tháng 7 năm 2012, với 2 bể nuôi, diện tích là 16 m2/bể, mỗi bể nuôi anh thả 550 con lươn giống (mẫu 50 con/kg), một bể nuôi bằng thức ăn tự chế (TATC) theo kinh nghiệm vốn có, một bể anh nuôi bằng thức ăn công nghiệp (TACN) theo hướng dẫn của Trạm Khuyến nông. Sau 8 tháng nuôi, bể nuôi bằng TATC thu được 156 kg (trọng lượng bình quân 325 g/con), bể nuôi hoàn toàn bằng TACN là 125 kg lươn thương phẩm (trọng lượng bình quân 309 g/con), cùng bán với giá 118.000 đồng/kg.
Sau khi trừ hết chi phí mô hình nuôi hoàn toàn bằng TACN lãi 5.807.000 đồng và mô hình nuôi bằng TATC lãi 5.019.000 đồng, thấp hơn mô hình nuôi bằng TACN. Theo anh Lâm mô hình nuôi bằng TACN lời hơn mô hình nuôi bằng TATC là do hệ số thức ăn của mô hình nuôi bằng TACN thấp (1,54), trong khi TATC là 4,34.
Cũng theo anh Lâm, ngoài hiệu quả về kinh tế, nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN có thể thực hiện dễ dàng, chỉ cần thuần trong vòng một tháng là có thể nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN. Sau khi dưỡng xong, thời gian đầu cho lươn ăn thức ăn phối trộn gồm cá và TACN, sau một tuần giảm cá và tăng dần lượng TACN. Sau một tháng cho ăn hoàn toàn TACN được ngâm trong nước cho mềm mới cho lươn ăn, đến ngày thứ 35 là có thể rải viên trực tiếp cho lươn ăn đến khi thu hoạch. Nước trong bể nuôi bằng TACN sạch và không có mùi hôi như bể nuôi bằng TATC.
Theo đánh giá của anh Lâm, nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN có hệ số thức ăn thấp nên cho hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình nuôi bằng thức ăn tự chế, giảm đáng kể lượng vỏ ốc thải ra môi trường, nước trong bể nuôi bằng TACN sạch và không có mùi hôi nên góp phần cải thiện môi trường. Bên cạnh đó, do không phải tốn nhiều thời gian chế biến thức ăn nên chỉ cần một người có thể nuôi nhiều bể nếu sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.
Mô hình thử nghiệm nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN của anh Trần Văn Lâm bước đầu cho hiệu quả, hy vọng sẽ được nhiều nông dân ứng dụng trong thời gian tới.
Bà con có nhu cầu tham khảo phương pháp nuôi lươn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, có thể liên hệ theo số điện thoại: 0909 456 040 để được tư vấn.
Có thể bạn quan tâm

Bước vào niên vụ thu hoạch cà phê năm 2013, mặc dù giá nhân công đã “đội” lên, tăng cao so với những năm trước, song do thiếu nhân công tại chỗ nông dân vẫn phải “bấm bụng” thuê với giá cao…

Ngày 2/11, ông Nguyễn Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết huyện vừa có tờ trình xin UBND tỉnh Phú Yên cho phép sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía đông vịnh Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, đoạn từ bãi Bàng đến bãi Nhãn để sắp xếp 7.229 lồng nuôi trồng thủy sản của 271 hộ dân và 1 doanh nghiệp trong tỉnh đang nuôi thủy sản ở khu vực Vũng Rô.

Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về việc “tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa”.

Tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định, Bộ không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng.

Đến Tháp Mười, tôi có dịp gặp những người trồng sen, có người gần như gắn bó cả đời với cây sen. Ngồi bên cánh đồng sen mênh mông nước, người thì kể cái duyên mà mình gắn bó với sen, người thì vui mừng vì sen đột ngột lên giá, về triển vọng cây sen trong tương lai, cũng có người băn khoăn về hướng đi của cây sen - nhưng điểm chung nhất là ai cũng mong muốn sen hồng mãi tỏa hương, mãi là loài cây lấy hạt chủ lực trên vùng đất Tháp Mười.