Hiệu Quả Từ Trồng Ngô Mật Độ Cao

Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông Thanh Thủy và Công ty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô mật độ cao trên diện tích 3 ha. Mô hình trồng thử nghiệm giống ngô DK8868, với khoảng cách hàng cách hàng 60-65 (cm), cây cách cây 20-25 (cm) kết hợp bón phân NPK khép kín, mật độ 6,5-7 vạn cây/ha.
Vừa qua, tại xã Tu Vũ (huyện Thanh Thủy), TTKN tỉnh đã tổ chức tổng kết mô hình. Tại Hội nghị, các đại biểu tham quan thực tế mô hình và đánh giá giống ngô lai đơn thế hệ mới DK8868 sinh trưởng phát triển khỏe, bộ lá gọn, góc lá hẹp, thế lá đứng, thích hợp trồng tăng mật độ, thời gian sinh trưởng là 105 - 115 ngày.
Bộ rễ chân kiềng, ăn sâu nên khả năng chống đổ, chịu hạn tốt, ít bị bệnh khô vằn, độ đồng đều cao, lá bi bao kín bắp, hạt đóng đến tận đỉnh bắp, sâu cay, hạt nặng, bắp đồng đều. Sử dụng giống ngô mới có khả năng trồng dày kết hợp bón phân NPK hợp lý làm cho cây ngô sinh trưởng khỏe.
Anh Tuấn, một hộ nông dân tham gia mô hình cho biết: “Kỹ thuật trồng dày và bón phân NPK khép kín rất đơn giản, dễ làm. Giống ngô DK8868 có khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh tốt như: Bệnh đốm lá, gỉ sắt… Ruộng nhà tôi thu được gần 3 tạ/sào (360m2), cao hơn so với năm trước 70 kg/sào. Khi thu hoạch lá vẫn còn xanh nên chúng tôi có thể dùng làm thức ăn cho trâu bò”.
Trồng ngô mật độ cao kết hợp bón phân NPK khép kín cho thu nhập cao hơn trồng ngô truyền thống 400.000 - 500.000 đồng/sào (do năng suất ngô cao hơn 70 kg/sào), đầu tư phân bón thấp hơn so với phương pháp bón phân đơn truyền thống.
Kết quả thử nghiệm thành công giống ngô lai DK8868 tại xã Tu Vũ huyện Thanh Thủy đã góp phần bổ sung giống ngô mới trong cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.

Nhiều năm nay, người dân xã Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) quen với hình ảnh ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã cần mẫn như con ong chăm chỉ dạy nghề cho ND, vận động quỹ khuyến học…

Mặc dù an ninh lương thực vẫn đang là vấn đề toàn cầu, nhưng thời “tích cốc, phòng cơ” đã qua. Vựa lúa không phải là mục tiêu ưu tiên mà phải chuyển từ trồng lúa để ăn sang trồng lúa để bán, từ “chén cơm đầy” sang “chén cơm ngon”, thương mại hóa ngành lúa gạo, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cư dân nông thôn.

Sau hàng loạt nông sản như dưa hấu, khoai mì… bị dội chợ do gặp trở ngại từ thị trường Trung Quốc, nay đến lượt người trồng ớt, chuối… lao đao

Đó là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại Hội thảo gặp gỡ để thực hiện ký kết mua bán hàng nông sản giữa các doanh nghiệp, tổ hợp tác, chủ trang trại xuất hàng nông sản với các nhà phân phối trong và ngoài tỉnh vào ngày 29-4, do Sở Công thương Bình Dương phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tổ chức.