Hiệu Quả Từ Trồng Bí Rợ Trên Bờ Ruộng

Gần 10 năm qua, anh Nguyễn Thanh Tâm, ngụ ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau trồng bí rợ trên bờ bao ruộng lúa mang lại hiệu quả cao. Dù là sản xuất phụ nhưng việc trồng bí rợ đem lại cho gia đình anh thu nhập trên 15 triệu đồng/năm.
Ban đầu thấy đất bờ ruộng cỏ mọc um tùm, tốn công làm cỏ mà không đem lại lợi ích gì, anh Nguyễn Thanh Tâm suy nghĩ, phải tìm một loại cây gì để trồng vừa chống lãng phí đất, vừa tạo ra thu nhập. Nghiên cứu kỹ nhiều nơi, anh quyết định trồng cây bí rợ. Không ngờ bí rợ thích nghi rất tốt trên bờ bao ruộng lúa. Từ đó đến nay anh trồng đều đều mỗi năm 2 vụ bí rợ, mỗi vụ trồng 200 dây, trừ chi phí cho lãi từ 7 - 10 triệu đồng/vụ.
Anh Nguyễn Thanh Tâm chia sẻ kinh nghiệm trồng bí đơn giản: Ngâm ươn hạt cho nẩy mầm, ươm trong bầu cho cây bí lên 1 - 2 lá rồi đem ra trồng. Mỗi hộc trồng đào đường kính từ 2 - 2,5 tấc, phía dưới rải 1 nhúm phân NPK, sau đó cho phân rác, phân rơm hoai mục đầy hộc, rồi cho dây bí vào trồng. Mỗi dây trồng cách nhau khoảng 2,5 m.
Ông Nguyễn Lung Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Cà Mau, cho biết, mô hình trồng bí rợ trên bờ bao ruộng lúa của anh Nguyễn Thanh Tâm giải quyết nhiều vấn đề: khai thác triệt để diện tích đất, giải quyết được lao động nhàn rỗi nông thôn, tăng thu nhập nâng cao đời sống hộ gia đình. Những năm tiếp theo, Hội Nông dân thành phố sẽ phát động nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22-7, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,cho hay dự kiến từ ngày 1-8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại ba loại quả là cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự kiến từ ngày 1/8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại 3 loại quả cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

Lâu nay, cụm từ “trông chờ, ỷ lại” thường được gán cho nông dân một cách áp đặt khi nói về nguyên nhân của tư duy sản xuất lạc hậu, trì trệ, kém phát triển; trong khi điều mà họ cần là một định hướng phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả để làm “điểm tựa” chứ không hoàn toàn là sự hỗ trợ mang tính “mùa vụ”. Khắc phục điểm yếu này, Hội Nông dân tỉnh đang triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hội viên bằng phương pháp “Cầm tay chỉ việc”.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp (NN) của huyện Hoàng Su Phì đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất NN theo hướng hàng hóa; huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực đưa máy móc vào sản xuất, chế biến nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ăn phải thịt heo có tồn dư chất tạo nạc sẽ bị ngộ độc, lâu dài có thể gây biến chứng ung thư.