Hiệu Quả Từ Trồng Bí Rợ Trên Bờ Ruộng

Gần 10 năm qua, anh Nguyễn Thanh Tâm, ngụ ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau trồng bí rợ trên bờ bao ruộng lúa mang lại hiệu quả cao. Dù là sản xuất phụ nhưng việc trồng bí rợ đem lại cho gia đình anh thu nhập trên 15 triệu đồng/năm.
Ban đầu thấy đất bờ ruộng cỏ mọc um tùm, tốn công làm cỏ mà không đem lại lợi ích gì, anh Nguyễn Thanh Tâm suy nghĩ, phải tìm một loại cây gì để trồng vừa chống lãng phí đất, vừa tạo ra thu nhập. Nghiên cứu kỹ nhiều nơi, anh quyết định trồng cây bí rợ. Không ngờ bí rợ thích nghi rất tốt trên bờ bao ruộng lúa. Từ đó đến nay anh trồng đều đều mỗi năm 2 vụ bí rợ, mỗi vụ trồng 200 dây, trừ chi phí cho lãi từ 7 - 10 triệu đồng/vụ.
Anh Nguyễn Thanh Tâm chia sẻ kinh nghiệm trồng bí đơn giản: Ngâm ươn hạt cho nẩy mầm, ươm trong bầu cho cây bí lên 1 - 2 lá rồi đem ra trồng. Mỗi hộc trồng đào đường kính từ 2 - 2,5 tấc, phía dưới rải 1 nhúm phân NPK, sau đó cho phân rác, phân rơm hoai mục đầy hộc, rồi cho dây bí vào trồng. Mỗi dây trồng cách nhau khoảng 2,5 m.
Ông Nguyễn Lung Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Cà Mau, cho biết, mô hình trồng bí rợ trên bờ bao ruộng lúa của anh Nguyễn Thanh Tâm giải quyết nhiều vấn đề: khai thác triệt để diện tích đất, giải quyết được lao động nhàn rỗi nông thôn, tăng thu nhập nâng cao đời sống hộ gia đình. Những năm tiếp theo, Hội Nông dân thành phố sẽ phát động nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Qua triển khai đề án, diện tích sản xuất lúa cả năm 2013 của 8 xã biên giới thuộc huyện Tân Hồng, Hồng ngự và thị xã Hồng Ngự là 36.786 ha với tổng sản lượng 241.610 tấn. Số lượng chăn nuôi trâu, bò của các xã nói trên đạt 6.661 con; diện tích nuôi thủy sản là 650 ha với tổng sản lượng 27.210 tấn.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Tân Hồng, khởi nghiệp gian nan với số đất ít ỏi trồng lúa ở vùng biên giới nhưng bằng sự năng động, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang đến thành công cho anh Nguyễn Văn Phụng (SN 1969) ấp Đuôi Tôm, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng.

Cải Xa-lát là loại cây trồng vụ Đông, đã được bà con nông dân xã Đạo Đức trồng đại trà trong những vụ Đông trước đây. Qua thực tế cho thấy, đây là loại cây trồng ngắn ngày, công chăm sóc ít, nguồn tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

Mấy năm gần đây, sản xuất đậu tương của các tỉnh miền núi phía Bắc có xu hướng giảm dần về diện tích, sản lượng, năng suất không thay đổi qua những mùa vụ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và lượng nhập khẩu tăng lên hàng năm... đây thực sự là nghịch lý sản xuất đậu tương đã, đang diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hà Giang.

Huyện Yên Minh vừa phát động phong trào sản xuất cây vụ Đông năm 2014. Theo kế hoạch, huyện triển khai gieo trồng 3.600 ha cây rau, đậu các loại, tăng gấp 5 lần so với vụ Đông năm 2013. Cụ thể: Gieo trồng 2.800 ha cây rau màu; trên 450 ha đậu; 100 ha khoai tây; 210 ha khoai lang.