Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Trồng Ba Kích Ở Sơn Động (Bắc Giang)

Hiệu Quả Từ Trồng Ba Kích Ở Sơn Động (Bắc Giang)
Ngày đăng: 22/05/2014

Không chỉ bảo tồn nguồn gen quý, trồng ba kích dưới tán rừng còn giúp gia đình anh chị Lã Văn Quang - Lãnh Thị Thắng, thôn Đồng Chu, xã Yên Định, huyện Sơn Động (Bắc Giang) tăng thu nhập.

Là nơi có Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và hàng chục nghìn ha rừng tự nhiên, tại Sơn Động có nhiều cây thuốc quý. Trong đó, loài ba kích tía đã nức tiếng khắp vùng. Tuy nhiên, từ trước đến nay, sản phẩm này chủ yếu được khai thác từ rừng tự nhiên, ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.

Chứng kiến cảnh người dân rủ nhau lên rừng "săn" ba kích bán cho thương lái, không ai biết trồng, chăm sóc nên anh Quang, chị Thắng trăn trở tìm hướng bảo tồn loài cây này nhưng chưa thực hiện được. Năm 2012, gia đình được Hội Nông dân tỉnh chọn tham gia trồng thử nghiệm ba kích dưới tán rừng và tán cây ăn quả.

Được các cán bộ của Hội hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật, mời tham quan mô hình tại tỉnh Vĩnh Phúc, anh chị hào hứng bắt tay làm.

Từ tháng 9-2012, gia đình trồng hai nghìn cây do Hội Nông dân tỉnh cấp trên diện tích 0,5ha. Được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, toàn bộ số cây giống sinh trưởng, phát triển tốt. Từ cuối năm 2013 đến nay, anh chị đã chọn những thân, cành đạt tiêu chuẩn để nhân giống bằng biện pháp giâm hom.

Vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, ngay lứa đầu ươm giống đã cho kết quả tốt, cung cấp hơn 6 nghìn cây cho các hộ có nhu cầu. Với giá bán tại vườn 6 nghìn đồng/cây, vườn ươm cho doanh thu gần 40 triệu đồng, góp phần bảo tồn nguồn gen quý.

Từ nay đến cuối năm, gia đình dự định ươm thêm từ 4-6 nghìn cây. Ngoài nguồn thu từ cây giống, trong năm 2015, gia đình sẽ được thu hoạch củ ba kích từ hai nghìn cây do Hội Nông dân hỗ trợ, ước đạt khoảng 2 tấn củ thương phẩm, trị giá hơn 40 triệu đồng.

Anh Lã Văn Quang cho biết, trồng ba kích tốn ít công chăm sóc, chỉ cần chú trọng bón phân, làm cỏ trong năm đầu, những năm sau cây sẽ tự vươn lên bám vào thân cây gỗ để phát triển. Hơn nữa, đây là loài ưa cạn nên phải thường xuyên chú ý tiêu nước, chống úng gốc khi gặp mưa bão, ngoài ra cần thường xuyên phòng trừ sâu đục thân gây hại để cây phát triển tốt.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

13/06/2013
Làm Giàu Từ Cây Vải Làm Giàu Từ Cây Vải

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

14/06/2013
Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên) Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên)

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

02/02/2013
Giá Cá Tra Giống Giảm Mạnh Giá Cá Tra Giống Giảm Mạnh

Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, từ giữa tháng 3/2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500 - 21.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước.

15/06/2013
Gà Nội Có Cơ Hội Gà Nội Có Cơ Hội "Lên Ngôi"

Không chịu sức ép từ gà thải loại nhập lậu, trong khi khu cầu thực dịp tết tăng mạnh nên gà chăn nuôi trong nước được giá. Người tiêu cũng tin tưởng hơn vì gà chất lượng bảo đảm dịp Tết còn người chăn nuôi phấn khởi vì có thêm thu nhập.

09/02/2013