Hiệu Quả Từ Nuôi Gà Nòi Chân Vàng

Nhiều hộ dân ở Kiên Giang đang nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn với giống gà nòi chân vàng mang lại hiệu quả cao. Gà nuôi tăng trọng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, gà thương phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh do thịt săn chắc và thơm ngon.
Ông Trương Quốc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang cho biết, giống gà nòi chân vàng do Trung tâm chọn tạo và cung ứng ra thị trường. Giống gà này có đặc điểm là thân bầu dục, phần ức nở, da màu vàng nghệ, chân màu vàng cam, phần đùi phát triển mạnh. Ngoại hình đẹp, gà trống lông màu đều đỏ - đen, gà mái màu vàng - nâu nhạt, mào đa số là hoa hồng hoặc hạt đậu.
Gà giống được trung tâm nuôi theo quy trình khép kín, ấp nở trứng bằng máy và được tiêm phòng đầy đủ nên gà con khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh cao, thích nghi với mô hình nuôi thả vườn và nuôi tập trung an toàn sinh học.
Ông Nguyễn Văn An, một hộ chuyên nuôi gà thả vườn ở xã Mỹ Lâm, Hòn Đất, Kiên Giang cho biết: “Gà nòi chân vàng có ngoại hình đẹp và thịt thơm ngon nên tiêu thụ ở các chợ rất dễ dàng. Đặc biệt, giống gà này có thể nuôi để bán vào dịp tết (cúng mùng 3) nhờ có chân màu vàng rất đẹp nên người dân rất thích”.
Giống gà này thời gian qua đã được Trung tâm KN-KN Kiên Giang chọn để cung ứng cho các hộ dân thả nuôi theo mô hình an toàn sinh học đạt hiệu quả cao. Theo các hộ dân tham gia mô này hình cho biết, giống gà nòi chân vàng có nhiều ưu thế hơn so với các giống gà công nghiệp hoặc gà nòi truyền thống. Các giống gà công nghiệp nuôi mau lớn nhưng thịt bở, giá bán thấp và khó tiêu thụ. Còn nuôi gà nòi truyền thống thì lại lâu lớn, chu kỳ nuôi dài, thường phải mất từ 8 - 10 tháng mới bán được.
Giống gà nòi chân vàng khắc phục được những nhược điểm trên, gà nuôi đạt năng suất và hiệu quả kinh tế. Nếu được chăm sóc tốt, gà nuôi 16 tuần tuổi con trống đạt trọng lượng trung bình 1,8 kg/con, gà mái 1,5 kg/con, tiêu tốn khoảng 2,8 - 3 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Có thể bạn quan tâm

Là lĩnh vực luôn có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song việc đầu tư nguồn lực của Nhà nước cũng như doanh nghiệp cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng. Làm thế nào để khu vực này thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp là câu hỏi làm đau đầu các nhà quản lý

Ở vùng Đồng Tháp Mười trước đây, trăn là loài khá phổ biến. Những cánh đồng lau, lác, những rừng tràm mênh mông và nguồn thức ăn phong phú ở đây là môi trường thuận lợi để trăn sinh sống.

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam - KHCN) vừa cấp chứng nhận và bảo hộ “Chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận”.

Từ đồng vốn vay ưu đãi, nhiều gia đình nông dân nghèo ở Nghệ An đã có việc làm, có điều kiện cho con đi học, làm được nhà, xây được công trình nước sạch...

Thương vụ Việt Nam tại Brazil vừa cảnh báo, thời gian gần đây, Chính phủ bang Santa Catarina (bang phía nam Cộng hòa Liên bang Brazil) và Hiệp hội Thủy sản Santa Catarina tỏ ra bất bình khi cá tra Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt về giá với cá rô phi tại Brazil. Điều đó gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp và các hộ cá nhân gia đình nuôi trồng thủy sản tại bang này