Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Trê Vàng Lai

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Trê Vàng Lai
Ngày đăng: 20/12/2014

Hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đang phát triển việc nuôi cá trê vàng lai, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao.

Trước đây gia đình anh Nguyễn Văn Nhiệm ở ấp 11, xã Khánh Thuận được xem là một trong những gia đình khó khăn, cuộc sống quanh năm chỉ biết trông chờ vào việc khai thác gỗ và các sản vật dưới tán rừng. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây, trong 1 lần tham quan mô hình nuôi cá trê vàng lai của người dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, anh Nhiệm quyết định cải tạo ao đầm xung quanh nhà để nuôi loại cá này.

Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên anh nuôi thử 5 kg cá giống. Sau hơn 2 tháng, đàn cá của anh đã đạt trọng lượng từ 4 - 5 con/kg và bắt đầu cho thu hoạch. Với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, anh Nhiệm còn lãi hơn 5 triệu đồng. Thấy mô hình hiệu quả, anh Nhiệm tiếp tục mở rộng ao nuôi. Vụ thứ hai anh thả hơn 20kg cá giống, nhờ siêng năng chăm sóc và tận dụng tốt các phụ phẩm dư thừa từ nông nghiệp làm thức ăn cho cá nên đàn cá tiếp tục cho mùa bội thu, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng. Sau đó, anh Nhiệm tiếp tục thả nuôi 20kg giống, hiện đàn cá của anh đang bắt đầu cho thu hoạch.

Anh Nhiệm chia sẻ: “Cá trê vàng lai là rất dễ nuôi, lớn mau và ít bệnh, vả lại rất ít tốn chi phí. Chỉ cần đầu tư con giống, còn thức ăn cho cá chủ yếu tận dụng cá tạp, ốc bươu vàng, các loại rau vườn và bèo ở địa phương, ăn mồi này không chỉ cá mau lớn mà còn tốt cho đường ruột so với cho ăn thức ăn. Nhờ nuôi cá trê vàng mà 2 năm nay cuộc sống gia đình tôi khá ổn định”.

Với đặc tính dễ nuôi nên cá trê vàng lai có thể nuôi với bất kỳ hình thức nào, như: thả lan trong ao, nuôi trong màng lưới hay trong bể xi-măng cá đều phát triển tốt. Chính vì thế mà diện tích nuôi cá trê được người dân trên địa bàn huyện U Minh phát triển nhanh chóng. Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở ấp 1, xã Khánh Hội cũng là một trong những gia đình tận dụng tốt lợi thế này.

Do sống ven theo tuyến đê quốc phòng thường xuyên bị nước mặn tràn vào nên gia đình chị Hồng chỉ giữ lại được 2 ao nước ngọt hơn 200 m2. Hơn 1 năm nay chị Hồng đã tận dụng số diện tích này bao màng lưới để nuôi cá trê vàng lai. Nhờ thế, mỗi năm cho gia đình chị thu nhập hàng chục triệu đồng. Từ đó điều kiện kinh tế gia đình chị cải thiện đáng kể, thoát được nghèo.

Cũng là một trong những hộ nghèo ở ấp 12, xã Khánh Thuận, gia đình chị Lê Thị Tuyết vươn lên từ nghề nuôi cá trê vàng lai. Do không có đất sản xuất nên chị tận dụng 1 ao duy nhất của gia đình để bao màng lưới nuôi cá. Với diện tích màng lưới ngang 3m, dài 5m, sâu 3m, chị Tuyết thả nuôi mỗi vụ từ 15 - 20 kg cá giống. Tranh thủ thời gian rảnh chị Tuyết đi bắt ốc, rồi bằm chuối cây nấu với cám cho cá ăn. Nhờ vậy gia đình chị vụ nào cũng thu lợi khá cao.

Không chỉ có anh Nhiệm, chị Tuyết, chị Hồng, hiện nay nhiều hộ dân ở các xã: Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh An và thị trấn U Minh cũng đang thực hiện mô hình này. Bởi hiện nay khi nguồn cá đồng đang khan hiếm thì việc nuôi cá trê vàng lai được xem là một giải pháp tối ưu nhằm cung ứng nguồn thực phẩm phục vụ tốt bữa ăn hằng ngày của người dân trong và ngoài huyện. Chính vì thế mà đầu ra của cá trê vàng lai cũng ổn định.

Nguồn bài viết: http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=34935


Có thể bạn quan tâm

FAO Hỗ Trợ Việt Nam Giải Quyết Bệnh Tôm FAO Hỗ Trợ Việt Nam Giải Quyết Bệnh Tôm

Khoảng một triệu người ở châu Á kiếm sống từ nuôi tôm. Tại Việt Nam, xuất khẩu tôm đem lại 2,4 tỷ USD trong năm 2011 – tương đương hơn một phần sáu tổng giá trị sản lượng tôm ở châu Á cùng năm đó.

03/12/2013
UBND Tỉnh Bàn Cách Quản Lý Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng UBND Tỉnh Bàn Cách Quản Lý Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sáng 29.11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp bàn, tìm cách giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan, tự phát tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang chủ trì.

03/12/2013
Công Nghiệp Bò Sữa Cần Công Nghệ Cao Công Nghiệp Bò Sữa Cần Công Nghệ Cao

Các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ cao mới giúp phát triển ngành công nghiệp bò sữa ở Việt Nam.

03/12/2013
Mô Hình “2b” Tiếp Tục Phát Triển Mạnh Mô Hình “2b” Tiếp Tục Phát Triển Mạnh

Đầu tháng 10-2013, tổng đàn bò toàn tỉnh có trên 82.800 con, tăng trên 3.470 con so cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số lượng đàn bò tăng nhanh theo mô hình “2b” vẫn là các xã, thị trấn vùng cù lao Giêng và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới), với trên 21.260 con, vượt 28,8% kế hoạch và tăng 23% so năm 2012.

03/12/2013
Những “Dũng Sỹ” Bảo Vệ Mùa Màng Bội Thu Những “Dũng Sỹ” Bảo Vệ Mùa Màng Bội Thu

Khoảng dăm năm trở lại đây, tại khu vực ngoại thành Hà Nội, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, số người tham gia bắt chuột ngoài đồng ngày một nhiều. Có thể gọi họ là những “dũng sỹ” bảo vệ mùa màng bội thu, cho dù chưa hẳn ai cũng ý thức được đầy đủ rằng cần phải diệt chuột vì chúng là “chuyên gia” cắn phá cây trồng.

03/12/2013