Hiệu Quả Từ Những Mô Hình Vườn, Ao, Chuồng Ở Đắk Rlấp

Gia đình chị Phạm Thị Kim Thanh ở tổ 6, thị trấn Kiến Đức hiện có 1,5 ha cà phê và 5 ao cá và một trại nuôi heo thịt, heo nái. Hàng năm, sau khi trừ chi phí, gia đình luôn có mức lãi từ 500 triệu đồng trở lên.
Chị Thanh cho biết: “Do đa cây, đa con nên tôi có nhiều nguồn thu khác nhau trong một năm, không bị phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ mỗi mùa vụ. Hơn nữa, tôi còn có thể chủ động được vốn đầu tư qua lại giữa cây, con. Cụ thể như việc mỗi năm, tôi có thể nuôi được gần 3 lứa heo.
Số tiền bán heo dùng mua phân bón 3 đợt cho cà phê. Cuối năm, thu hoạch cà phê lại tiếp tục có vốn đầu tư trở lại cho heo, ao cá”.
Tương tự, chị Đỗ Thị Hoa ở thôn 6, xã Kiến Thành cũng đã phát triển kinh tế gia đình nhờ mô hình vườn, ao, chuồng. Theo chị Hoa thì hiện chị đang phát triển chăn nuôi các loại gà, vịt, ngan, nuôi cá và vườn thì trồng các loại rau xanh. Với diện tích đất sản xuất không nhiều, chỉ gần 5 sào nhưng nhờ biết đa dạng cây, con nên gia đình luôn có mức thu nhập khá mỗi năm.
Trong đó, chị đã xây dựng hệ thống chuồng nuôi gà, vịt trên mặt ao, chất thải từ chăn nuôi sẽ dùng để nuôi cá. Tận dụng diện tích mặt ao, đất bờ ao, gia đình còn làm các giàn trồng bí, mướp, dưa leo.
Chị Hoa chia sẻ: "Do có nhiều sản phẩm khác nhau nên nhiều năm qua, tôi không phải chịu cảnh “được mùa mất giá”.
Có thể nói, hình thức phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng là một cách thức tổ chức sản xuất khá hiệu quả của nông dân Đắk R’lấp. Đây cũng là mô hình đang được ngành chức năng địa phương khuyến khích nông dân triển khai vì phù hợp với điều kiện tự nhiên, hạn chế được những rủi ro về giá cả, thiên tai.
Ông Phạm Quang Vượng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện cho biết: "Nhờ nhân dân đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi nên những năm qua, diện tích sản xuất, hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng nâng cao.
Đến nay, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt mức trên 37.500 ha, tăng hơn 900 ha so với năm 2011. Trong đó, nếu như sản lượng cây công nghiệp chỉ tăng nhẹ thì sản lượng cây lương thực đạt trên 2.700 tấn, tăng gần 600 tấn so với năm 2011. Tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định với gần 20.000 con.
Địa phương cũng đang có hàng trăm hộ dân phát triển sản xuất theo mô hình vườn, ao, chuồng có hiệu quả, trong đó có 74 hộ đã được cấp giấy chứng nhận trang trại tổng hợp với doanh thu bình quân mỗi mô hình từ 500 triệu đồng/năm đến 1 tỷ đồng/ năm”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay đang là thời điểm thả giống và chăm sóc tôm một tháng tuổi, tuy nhiên thời tiết diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, bà con nuôi TTCT nên lưu ý một số vấn đề sau đây.

Không những mang lại hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích cho thu nhập cao cải thiện đời sống của người dân miệt biển, mà còn khai thác tối đa tiềm năng đất đai trong mùa mưa, cải tạo độ phì nhiêu của đất cho vụ nuôi tôm sú, môi trường ổn định và phát triển bền vững của mô hình.

Cùng với các loại hoa quả, cây cảnh... được tạo dáng, chăm sóc kỹ để phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Canh Dần, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn có thêm sản phẩm mới là cá diêu hồng (còn gọi là cá rô phi đỏ) đang được tiêu thụ mạnh

"Nhân rộng mô hình ND sản xuất kinh doanh giỏi là giải pháp thiết thực để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở những vùng đặc biệt khó khăn như Tân Uyên" - ông Đặng Xuân Hòa - Chủ tịch Hội ND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu khẳng định.

Trước đây, gia đình anh Thanh cùng với những anh em ruột chỉ trồng các loại cây ngắn ngày như: bắp, lúa, đậu để giải quyết cuộc sống hằng ngày