Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Một Mô Hình Sản Xuất Nấm Ở Bình Thuận

Hiệu Quả Từ Một Mô Hình Sản Xuất Nấm Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 21/02/2013

Từ chối mức lương ổn định hàng tháng để quay về quê nhà lập cơ sở sản xuất nấm cho riêng mình. Đó là cách nghĩ, cách làm của chàng kỹ sư trẻ Trần Minh Kiển (29 tuổi) ở khu phố 1, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi đợt sản xuất.

Cầm bằng đại học về quê

Đã từng tham gia làm việc cho các công ty, cơ sở sản xuất nấm ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, chàng kỹ sư trẻ Trần Minh Kiển ôm khát vọng về quê nhà lập cơ sở sản xuất nấm, tại thị trấn Tân Nghĩa. Cơ sở sản xuất nấm của Kiển hình thành trên vùng đất rộng gần 2.000 m2, đã gần hai năm nay.

Câu chuyện chàng kỹ sư trẻ từ chối mức lương ổn định, cầm bằng đại học về quê, lập cơ sở sản xuất nấm khiến ai nghe qua cũng ngạc nhiên. Với số vốn ban đầu chỉ vài chục triệu đồng dành dụm từ việc làm công cho các công ty, cơ sở sản xuất nấm, Trần Minh Kiển quyết định mượn thêm vốn của người thân và gia đình, để mở cơ sở sản xuất và cung cấp phôi giống cho người dân. Khác với các mô hình sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh, Kiển chỉ chú trọng sản xuất hai loại nấm chính: nấm Linh chi và nấm Bào ngư.

Đây là hai loại nấm được thị trường tiêu thụ mạnh, có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại nấm khác hiện nay. Trên diện tích đất gần 2.000 m2, Kiển xây dựng được 5 trại để phục vụ việc sản xuất nấm của mình. “Điều kiện khí hậu phù hợp, lại gần với các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, thuận lợi cho việc lấy phôi giống cũng như nguyên liệu để sản xuất. Mặt khác đây cũng là một trong những nơi tiêu thụ sản phẩm nấm rất nhiều. Vì thế khá chủ động trong việc sản xuất và phát triển”, Trần Minh Kiển tiết lộ khi chọn vùng đất này để gây dựng cơ sở sản xuất của mình.

“Táo bạo mới thành công…”

Học đại học chuyên ngành về công nghệ sinh học tại TP. Hồ Chí Minh, cộng mấy năm thực tế làm nấm cho các công ty, vì thế Kiển tích lũy khá nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất. Anh cho biết, đối với việc sản xuất nấm Linh chi hay nấm Bào ngư thì người sản xuất phải có bước thực hiện bài bản. Đầu tiên dùng bịch nilon cho nguyên liệu là các bột cưa trộn vào đầy bịch. Sau đó tiến hành hấp khử trùng trong lò sấy để diệt các vi khuẩn nấm dại.

Khi hấp khử trùng xong, sẽ đem ra ngoài và tiến hành cấy phôi giống nấm theo quy trình riêng. Sau khi cấy nấm giống xong, chuyển qua giai đoạn ủ để nuôi tơ. Giai đoạn ủ kéo dài một tháng hoặc một tháng 10 ngày tùy thuộc vào nấm Linh chi hay nấm Bào ngư. Sau thời gian ủ, meo nấm mọc đầy bịch phôi, lúc này bịch nấm chuyển màu từ nâu đỏ sang màu trắng, đó là dấu hiệu nấm con xuất hiện. Giai đoạn này chuyển ra trại trồng, tiến hành rút nút để chăm sóc dễ dàng và thuận lợi.

“Một đợt sản xuất nấm kéo dài khoảng 4 tháng là thu hoạch xong, trừ chi phí lãi hơn 20 triệu đồng đối với nấm Linh chi và trên 16 triệu đồng đối với nấm Bào ngư cho một trại sản xuất. Sản xuất nấm là một mô hình mới, mang lại hiệu quả khá. Thời gian lao động trực tiếp rất ít, chỉ vài tiếng đồng hồ là có thể chăm sóc cho trại sản xuất khoảng 10.000 bịch nấm. Đây là mô hình sản xuất phù hợp cho các gia đình, lại nhanh cho thu hoạch, thường ít rủi ro”, Trần Minh Kiển cho biết.

Từ mô hình sản xuất của Trần Minh Kiển, một số hộ nông dân ở huyện Đức Linh cũng đã tìm đến học hỏi và áp dụng. Theo các hộ dân áp dụng mô hình tiết lộ, thì việc sản xuất nấm Linh chi, cũng như nấm Bào ngư có cơ hội kiếm thêm thu nhập cao hơn.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.

09/07/2013
Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

09/07/2013
Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

09/07/2013
Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.

09/07/2013
Nuôi Ốc Càng Xanh Nghề Lạ Cho Thu Nhập Khá Nuôi Ốc Càng Xanh Nghề Lạ Cho Thu Nhập Khá

Ốc càng xanh là loại ốc được nuôi để làm thức ăn cho tôm sú. Giống ốc này rất dễ nuôi, chỉ cần cung cấp đủ nước, thức ăn và hầu như không bị dịch bệnh. Một điều đặc biệt ở loại ốc này đó là muốn nuôi thì nhất thiết phải đổ vỏ của loại ốc khác xuống hồ để ốc càng xanh rời vỏ sang “ở nhờ”.

10/07/2013