Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Quít Đường

Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.
Hiện tại mỗi héc-ta quít, nông dân thu hoạch từ 28 đến trên 30 tấn trái, giá bán rất hấp dẫn từ 18.000 - 22.000 đồng/kg, mỗi năm thu nhập trên 500 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận đạt được trên 50% thu nhập, mức lời khá cao mà không phải loại cây có múi nào cũng dễ dàng đạt được. Đây cũng là một trong 10 mặt hàng nông sản chủ lực của Hậu Giang, bước đầu xây dựng thương hiệu, thị trường, do đó việc chuyển đổi này được xem là hướng đi thích hợp cho nông dân xã Phương Phú nói riêng và huyện Phụng Hiệp nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu, hàng năm Cục Thú y đã xây dựng kế hoạch kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam.

Không chỉ là một trưởng làng trẻ, có uy tín, anh Đoàn Văn Dặm, dân tộc Bana ở làng Đăk Đưm, thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh còn là điển hình trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Sáng 18.9, Hội đồng khoa học và công nghệ huyện Phù Mỹ tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình “Sản xuất muối sạch bằng phương pháp lót bạt tại thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát”.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Phòng Kinh doanh thuộc Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR - nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ)

Đó là chỉ đạo của ông Trần Ngọc Thương, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh đối với lực lượng kiểm lâm trực thuộc trước tình trạng người dân đổ xô đi khai thác trái mây rừng về bán cho thương lái.