Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Đu Đủ

Đợt thử nghiệm đầu tiên trồng 200 gốc đu đủ trên đất ruộng, anh Trương Văn Hiền ở tổ 3, ấp 2, xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã thu kết quả không ngờ. Bình quân mỗi cây cho trên 60 kg, giá trung bình 4.000 đồng/kg, anh thu về gần 50 triệu đồng. “Thừa thắng xông lên”, năm 2009 anh tiếp tục mở rộng diện tích 0,7ha, trồng 1.700 cây đu đủ và hiện cây sắp đến ngày thu hoạch…
Đến thăm vườn đu đủ của anh Hiền và được nhìn tận mắt những hàng đu đủ thấp lùn, tàu tím, lá xanh mướt, trái đơm kín thân cây từ gốc đến ngọn, tôi ngạc nhiên hỏi: “Trái sai thế này làm sao cây chịu nổi?”. Anh Hiền vui vẻ nói: “Không sao cả, nhờ chăm sóc thường xuyên và đấp góc cẩn thận nên khi lớn, bộ rễ bám đất rất vững”. Anh cho biết cây đu đủ dễ trồng nhưng muốn cho cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, năng suất cao và chất lượng bảo đảm, người trồng trước tiên phải nắm vững kỹ thuật từ khâu chọn giống cho đến lúc cây ra trái.
Đu đủ của anh trồng thuộc giống F1 Đài Loan, trái dài, võ xanh mướt, ruột chín đỏ tím, vỏ dày dễ di chuyễn, là loại đu đủ dùng xuất khẩu rất tốt. Theo kinh nghiệm của anh, trước khi trồng hột đu đủ phải ngâm hạt nước nóng (1 sôi 3 lạnh) trong 24 giờ, sau đó vớt hột đu đủ cho vào bầu ươm. Ngày che mát, đêm giở ra, thường xuyên tưới nước cho cây con từ 1 đến 1,5 tháng rồi mới đem trồng…
Bí quyết làm cho cây đu đủ tăng trưởng tốt và sạch bệnh là khâu làm đất. Anh Hiền đào những đường mươn trong ruộng rộng 1 mét (dùng chứa nước tưới sau này). Đất đào đấp thành những mô cao từ 0,4 – 0,5 m, đường kính mô rộng 0,8 đến 1m, mỗi mô cách nhau 2,5m. Bón vôi, phân lân DAP, phân chuồng và tro trấu. Trên mỗi mô sau khi đặt cây xong phải tủ rơm rạ hoặc cỏ khô. Mô trồng phải tăng dần kích cỡ khi cây lớn.
Trong suốt quá trình cây phát triển, anh luôn theo dõi việc bón phân, tưới nước và phát hiện những trường hợp bị bệnh vàng lá gân xanh để kịp thời xử lý. Đây là một bệnh rất khó trị đối với cây đu đủ, đa số nhà vườn đều chặt bỏ để tránh lây lan. Nhưng riêng anh Hiền nhờ chịu khó nghiên cứu, học hỏi và thử nghiệm bằng nhiều loại thuốc khác nhau, cuối cùng anh đã kiểm soát được loại bệnh này.
Xuất thân từ một gia đình nông dân, trình độ học vấn không cao, nhưng anh Hiền luôn “dám nghĩ dám làm” , biết vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất để làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể như tuyên truyền rộng rãi tới từng hộ sản xuất kinh doanh cà phê về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cà phê trong nền kinh tế thị trường, từ đó làm chuyển biến nhận thức của bà con trong việc thực hiện đúng quy trình thu hoạch cà phê chín với tỷ lệ trên cây từ 90% trở lên, không hái quả xanh cũng như để chín quá làm khô, rụng.

Đồng Nai nổi tiếng có những vùng bưởi ngon, như: bưởi đường lá cam Tân Triều, bưởi ruột hồng Định Quán... Tuy nhiên, loại trái ngon này vẫn chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa. Để phát triển cây bưởi bền vững, việc tăng diện tích cần gắn với cơ hội thị trường, nhất là hướng đến xuất khẩu.

Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.