Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học

Do có đặc tính là cây ngắn ngày, nên sau khi thu hoạch khoai mỡ, người dân bắt tay vào xới đất để xuống giống cây đậu phộng, vừa cải tạo đất từ thân cây đậu, vừa có thêm thu nhập trong thời gian đất bỏ trống. Toàn huyện hiện có gần 150 ha trồng đậu phộng và được ngành Khuyến nông huyện hỗ trợ về kỹ thuật.
Sau thời gian triển khai, thực hiện một số mô hình thí điểm, kết quả cây sinh trưởng và phát triển tốt, thích nghi với vùng đất tại địa phương, cho hạt chắc cao, năng suất từ 2,3 - 2,4 tấn/ha. Điển hình có các hộ đạt năng suất đậu phộng cao trong ấp Mỹ Thiện như: Anh Nguyễn Văn Phụng, năng suất 2,3 tấn/ha, anh Nguyễn Văn Lãnh, năng suất 2,2 tấn/ha... Do mô hình được ngành Khuyến nông huyện hỗ trợ giống, hướng dẫn bà con thực hiện ủ phân hữu cơ theo ứng dụng chế phẩm sinh học từ bã khóm, dây khoai, cỏ dại và thân cây đậu phộng bằng chế phẩm Compost, nên chi phí đầu tư thấp, với giá bán 10.000 đồng/kg, nông dân lãi mỗi ha từ 10 - 11 triệu đồng.
Tương tự, tại xã Tân Hòa Đông cũng có nhiều hộ trồng đậu cho năng xuất khá cao, chú Lê Việc Hà, ấp Tân Thuận là một trong những người tiên phong cho biết: "Sau khi thu hoạch khoai mỡ, tôi cùng bà con tranh thủ xử lý đất và xuống giống đậu phộng, loại cây trồng này tưởng như trồng chơi nhưng thật sự ăn thiệt". Anh Nguyễn Tấn Thành, ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông bộc bạch: "Tôi trồng đậu phộng xen canh cách nay đã 3 năm, hiệu quả mang lại từ loại cây trồng này rất cao".
Bên cạnh, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đậu phộng cho 60 người là các chủ hộ tham gia mô hình và một số bà con có nhu cầu muốn tìm hiểu về kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh trên cây đậu phộng.
Ngoài ra, từ nguồn kinh phí của dự án, Trung tâm đã tổ chức tập huấn cho 60 học viên với nội dung: "Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ trên cơ cấu sản xuất lúa mùa - lạc" tại ấp Mỹ Thiện, xã Thạnh Mỹ, và ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông. Mô hình này bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nông dân. Đồng thời nâng cao kiến thức về trồng, chăm sóc, thu hoạch, cách ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp tại nông hộ.
Kỹ sư Trương Hồng Huy, Trạm Khuyến nông huyện cho biết: "Cây đậu phộng thực sự là giống cây trồng giúp người dân tăng thu nhập, cải tạo đất đai, giảm chi phí sản xuất từ phân hóa học, vì vậy, trong canh tác, bà con cần kết hợp ủ phân hữu cơ từ thân, lá cây đậu sau thu hoạch, để làm nguồn phân bón tốt cho các loại cây trồng trong mùa vụ tiếp theo, nhất là mùa vụ khoai mỡ Đông xuân 2015 - 2016".
Có thể bạn quan tâm

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT), chia sẻ với NNVN, cho rằng, đây là “thời” của các DN đầu tư vào nông nghiệp, vì lợi thế cạnh tranh của ngành này đang lớn.

Theo đó, sẽ dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước, trừ 2 khu vực (thuộc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH một thành viên lâm công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình) đã được phê duyệt phương án, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế và việc khai thác thác tận dụng trên diện tích rừng sản xuất Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng; tăng cường và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm theo quy định.

Trước đó, Agribank Quảng Ngãi đã tiến hành thẩm định dự án vay vốn đóng mới tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá của Cty CP Thủy sản Lý Sơn. Đây là dự án đóng mới tàu vỏ thép đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện theo Nghị định 67 của Chính phủ về cho vay phát triển thủy sản.

Trong khuôn khổ Hội chợ nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2014 tại Cần Thơ, Cty Kỹ thuật công nghệ DKSH phối hợp với Cty TNHH MTV Hậu Hiển Phát giới thiệu các dòng máy kéo New Holland, như máy cày TT45/4WD, TT55/4WD, TT75/4WD, máy cuốn rơm Star, máy xới Maschio, máy tách màu Deasung... phù hợp cho đồng ruộng VN.

Tây Nguyên được đánh giá là vùng trọng điểm về cà phê của cả nước. Hằng năm vào mùa thu hoạch, các hộ nông dân thường xay xát bán ngay cà phê nhân xô để trả nợ vay ngân hàng và trả nợ cho các đại lý vật tư xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu mua thiếu từ đầu niên vụ, đồng thời giải quyết các nhu cầu sinh hoạt khác cho gia đình. Tranh thủ thời cơ này nhiều người dân bỏ tiền ra mua cà phê về cất trữ, chờ giá lên cao bán kiếm lời.