Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học

Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học
Ngày đăng: 05/08/2015

Do có đặc tính là cây ngắn ngày, nên sau khi thu hoạch khoai mỡ, người dân bắt tay vào xới đất để xuống giống cây đậu phộng, vừa cải tạo đất từ thân cây đậu, vừa có thêm thu nhập trong thời gian đất bỏ trống. Toàn huyện hiện có gần 150 ha trồng đậu phộng và được ngành Khuyến nông huyện hỗ trợ về kỹ thuật.

Sau thời gian triển khai, thực hiện một số mô hình thí điểm, kết quả cây sinh trưởng và phát triển tốt, thích nghi với vùng đất tại địa phương, cho hạt chắc cao, năng suất từ 2,3 - 2,4 tấn/ha. Điển hình có các hộ đạt năng suất đậu phộng cao trong ấp Mỹ Thiện như: Anh Nguyễn Văn Phụng, năng suất 2,3 tấn/ha, anh Nguyễn Văn Lãnh, năng suất 2,2 tấn/ha... Do mô hình được ngành Khuyến nông huyện hỗ trợ giống, hướng dẫn bà con thực hiện ủ phân hữu cơ theo ứng dụng chế phẩm sinh học từ bã khóm, dây khoai, cỏ dại và thân cây đậu phộng bằng chế phẩm Compost, nên chi phí đầu tư thấp, với giá bán 10.000 đồng/kg, nông dân lãi mỗi ha từ 10 - 11 triệu đồng.

Tương tự, tại xã Tân Hòa Đông cũng có nhiều hộ trồng đậu cho năng xuất khá cao, chú Lê Việc Hà, ấp Tân Thuận là một trong những người tiên phong cho biết: "Sau khi thu hoạch khoai mỡ, tôi cùng bà con tranh thủ xử lý đất và xuống giống đậu phộng, loại cây trồng này tưởng như trồng chơi nhưng thật sự ăn thiệt". Anh Nguyễn Tấn Thành, ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông bộc bạch: "Tôi trồng đậu phộng xen canh cách nay đã 3 năm, hiệu quả mang lại từ loại cây trồng này rất cao".

Bên cạnh, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đậu phộng cho 60 người là các chủ hộ tham gia mô hình và một số bà con có nhu cầu muốn tìm hiểu về kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh trên cây đậu phộng.

Ngoài ra, từ nguồn kinh phí của dự án, Trung tâm đã tổ chức tập huấn cho 60 học viên với nội dung: "Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ trên cơ cấu sản xuất lúa mùa - lạc" tại ấp Mỹ Thiện, xã Thạnh Mỹ, và ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông. Mô hình này bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nông dân. Đồng thời nâng cao kiến thức về trồng, chăm sóc, thu hoạch, cách ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp tại nông hộ.

Kỹ sư Trương Hồng Huy, Trạm Khuyến nông huyện cho biết: "Cây đậu phộng thực sự là giống cây trồng giúp người dân tăng thu nhập, cải tạo đất đai, giảm chi phí sản xuất từ phân hóa học, vì vậy, trong canh tác, bà con cần kết hợp ủ phân hữu cơ từ thân, lá cây đậu sau thu hoạch, để làm nguồn phân bón tốt cho các loại cây trồng trong mùa vụ tiếp theo, nhất là mùa vụ khoai mỡ Đông xuân 2015 - 2016".


Có thể bạn quan tâm

Giúp Cây Tiêu Phát Triển Bền Vững Giúp Cây Tiêu Phát Triển Bền Vững

Tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê trong những năm qua, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện tổng diện tích cây tiêu trên toàn huyện có gần 3.000 ha.

22/12/2013
Xoài Trái Vụ Mất Mùa Xoài Trái Vụ Mất Mùa

Nhiều chủ vườn ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã và đang rơi vào tình trạng kiệt quệ khi từ đầu năm 2013 đến nay, cả hai vụ xoài đều mất mùa. Xót nhất là xoài trái vụ năm nay đã bị mất trắng khi thời kỳ xoài ra hoa đậu quả gặp mưa liên tục do ảnh hưởng của các cơn bão số 13, 14, 15 và áp thấp nhiệt đới…

22/12/2013
Nhà Vườn Bảy Núi Đón Tết Nhà Vườn Bảy Núi Đón Tết

Nhiều chủ vườn ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã và đang rơi vào tình trạng kiệt quệ khi từ đầu năm 2013 đến nay, cả hai vụ xoài đều mất mùa. Xót nhất là xoài trái vụ năm nay đã bị mất trắng khi thời kỳ xoài ra hoa đậu quả gặp mưa liên tục do ảnh hưởng của các cơn bão số 13, 14, 15 và áp thấp nhiệt đới…

22/12/2013
Lo Ngại Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tiếp Tục Tăng Lo Ngại Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tiếp Tục Tăng

Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) lo ngại năm 2014 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng sẽ khiến dịch bệnh dễ bùng phát trên diện rộng.

23/12/2013
Phòng Chống Khẩn Cấp Dịch Cúm Gia Cầm Phòng Chống Khẩn Cấp Dịch Cúm Gia Cầm

Từ đầu năm 2013 đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra nhỏ lẻ, rải rác ở các tỉnh, thành phố với tổng số gia cầm mắc bệnh là 123.363 con, tổng số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu huỷ là 141.687 con.

23/12/2013