Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Cỏ, Nuôi Bò

Xã viên của Hợp tác xã nông nghiệp An Chấn (HTX An Chấn) ở Phú Yên trong sản xuất lúa gặp khó khi đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít. Để phát triển kinh tế hộ, Ban quản trị HTX An Chấn đã thí điểm thực hiện mô hình trồng cỏ giàu dinh dưỡng để nuôi bò theo dự án ACIAR (trồng cỏ nuôi bò) bước đầu cho hiệu quả cao.
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc HTX An Chấn, với 80ha lúa 2 vụ rất khó để bà con phát triển sản xuất. Trồng rau màu trên đất cát thì thiếu nước và ít dinh dưỡng nên chỉ có đầu tư nuôi bò theo hướng chủ động nguồn cỏ tươi giàu đạm làm thức ăn mới giúp xã viên có thu nhập, nâng cao đời sống. Từ năm 2009, theo chương trình dự án ACIAR do Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm Huế, HTX đã trồng thử nghiệm các giống cỏ trên diện tích 100 m2, thu hút 10 hộ xã viên tham gia, đến nay tăng lên 40 hộ và số lượng đàn bò tăng từ 100 con đến 120 con.
Các giống cỏ được trồng là VA06 (cỏ voi), TD58 (cỏ sả), MolatoII… có nguồn gốc từ nước Úc, phù hợp với đất cát, ít nước của địa phương nên cỏ sinh trưởng tốt, giàu dinh dưỡng và cho sản lượng, chất lượng cao hơn các giống cỏ khác. Ông Nguyễn Phương, cán bộ khuyến nông HTX cho biết: “Trên diện tích 100m2 triển khai trồng thí điểm mô hình, chúng tôi phân ra 50m2 trồng cỏ mới và 50m2 trồng cỏ truyền thống để đối chứng. Sau 1 tháng, cỏ mới thu hoạch cho sản lượng 250kg cỏ tươi, cao hơn 150kg so với diện tích đối chứng. Những con bò được cho ăn cỏ mới cũng đạt trọng lượng cao, bê con sinh ra cứng cáp, lông mượt hơn.
Ông Thái Văn Phúc (thôn Phú Thạnh, xã An Chấn), 1 trong 10 hộ đầu tiên thực hiện mô hình này cho biết: Năm 2010, tôi trồng xen kẽ các giống cỏ mới trên diện tích 1.000m2 đất vườn. Khi bắt đầu cho ăn cỏ mới, bò nhà tôi nặng 270kg, 4 tháng sau đã tăng thêm 120kg. Trước đây để tăng 100kg bò thịt, tôi phải nuôi mất hơn 6 tháng. Hiện 2 con bò sinh sản của gia đình tôi đã có 2 con bê được 1 tháng tuổi, đang phát triển rất tốt. Chỉ 5 tháng nữa, bê con có thể xuất bán, thu về từ 30 triệu đồng đến 34 triệu đồng.
“Mặc dù dự án ACIAR mới kết thúc giai đoạn 1 nhưng kết quả mà nó mang lại đã mở ra hướng mới trong sản xuất, tăng thu nhập cho các hộ xã viên của HTX An Chấn. Để khuyến khích nhân rộng mô hình tới từng hộ xã viên, Ban quản trị HTX đã nâng mức cho vay tín dụng nội bộ phát triển đàn bò từ 15 triệu đồng lên 30 triệu đồng/năm/hộ, không cần thế chấp. Đồng thời, HTX sẽ phổ biến kỹ thuật chăn nuôi bò tới từng hộ”.
Có thể bạn quan tâm

Tại đây, nhiều nông dân được Trung tâm Giống thủy sản An Giang giới thiệu về quy trình sản xuất tôm giống càng xanh toàn đực, các mô hình nuôi hiệu quả tại An Giang và Đồng Tháp. Theo các chuyên gia và kỹ sư của tỉnh An Giang, môi trường nuôi tại Cà Mau rất thuận lợi, đặc biệt là độ mặn từ 5 - 10‰ sẽ cho tôm phát triển nhanh và mang lại hiệu quả cao.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, Vĩnh Long, thời gian này cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống. Giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đồng/kg, người nuôi có lãi.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình tổ chức buổi hội thảo đánh giá kết quả mô hình cánh đồng mẫu lớn luân canh lúa - tôm tại hộ ông Trần Thanh Bình, ở ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch.

Có khá nhiều lô hàng tôm bán qua Nhật vi phạm bị trả về trong tháng 3 và 4-2014 khiến nhiều nhà nhập khẩu Nhật có xu hướng quay sang nhập khẩu tôm từ Indonesia và Ấn Độ.

Bà Tô Tuệ Lang - Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Bình Thuận vừa cho biết: Hiện 100% sản phẩm mực khô của địa phương vẫn chưa vào lại được thị trường Nhật Bản.