Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Chuối Tiêu Hồng

Mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp cấy mô do UBND xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) thực hiện tại thôn Định Trường, với diện tích 1 ha, có 5 hộ tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống, phân bón và được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...
Kết quả, so với giống chuối tiêu địa phương thì chuối tiêu hồng trồng bằng cây con từ phương pháp nuôi cây mô tế bào ít bị sâu bệnh, có khả năng tăng năng suất 15 - 20%; cây con trồng trong túi bầu nhỏ gọn, dễ vận chuyển, tỉ lệ sống cao, sinh trưởng nhanh, đồng đều; điều chỉnh được thời vụ, ra hoa đồng nhất, số buồng chuối đạt bình quân 75 buồng/sào, mỗi buồng chuối có từ 8 - 10 nải, khi chín có màu vàng sáng đẹp, chất lượng thơm ngon.
Hộ ông Cao Thanh Quý trồng 4 sào chuối, nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên cây chuối phát triển tốt, 100% cây đều ra buồng. Theo ông Quý: Ưu điểm của giống chuối nuôi cấy mô là dễ trồng, cây sinh trưởng, phát triển mạnh, ít sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch.
Chỉ vài tháng sau khi trồng, cây chuối tiêu hồng tỏ ra rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở đây, sau 10 tháng trồng đã cho thu hoạch lứa đầu và đem lại thu nhập khá cao. Đến thời điểm này tôi đã bán được hơn 20 buồng chuối và thu về 2 triệu đồng.
Ông Trịnh Bảo Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang, cho biết: Thổ nhưỡng ở Vĩnh Quang phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn và dài ngày. Người dân địa phương luôn mong muốn tìm được giống cây phù hợp để sản xuất mang tính chất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc thực hiện thành công mô hình chuối tiêu hồng là một bước tiến mới trong việc xác định loại cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình tôm chết trên diện rộng và chưa có giải pháp khắc phục như hiện nay, nông dân ở nhiều nơi đã bắt đầu phát triển mô hình nuôi cua trên đất tôm để thay dần cho con tôm sú.

Với mục tiêu thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, nhân rộng giống cá đặc sản trên địa bàn, gần đây tỉnh ta đã đầu tư nhiều chương trình dự án nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân..

Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang vừa tổ chức xét duyệt đề tài “Tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên nhiều nơi khác nhau” do ông Phan Quốc Thứ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang làm chủ nhiệm.

Vụ mùa năm 2013, huyện Ý Yên xây dựng kế hoạch gieo trồng 13.650ha lúa, 330ha lạc hè thu, rau màu và cây trồng khác 450ha. Để tránh xảy ra hiện tượng bị úng, hạn làm ảnh hưởng đến sản xuất và cây trồng trong vụ mùa, huyện Ý Yên đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị trên địa bàn chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ.

Nuôi tôm không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn phải bền vững - đó chính là mục tiêu đặt ra cho vụ tôm 2013 của tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương đang tập trung phát triển nuôi tôm thâm canh công nghệ cao trên cát, đồng thời chú trọng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho tôm.