Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Chuối Tiêu Hồng

Mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp cấy mô do UBND xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) thực hiện tại thôn Định Trường, với diện tích 1 ha, có 5 hộ tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống, phân bón và được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...
Kết quả, so với giống chuối tiêu địa phương thì chuối tiêu hồng trồng bằng cây con từ phương pháp nuôi cây mô tế bào ít bị sâu bệnh, có khả năng tăng năng suất 15 - 20%; cây con trồng trong túi bầu nhỏ gọn, dễ vận chuyển, tỉ lệ sống cao, sinh trưởng nhanh, đồng đều; điều chỉnh được thời vụ, ra hoa đồng nhất, số buồng chuối đạt bình quân 75 buồng/sào, mỗi buồng chuối có từ 8 - 10 nải, khi chín có màu vàng sáng đẹp, chất lượng thơm ngon.
Hộ ông Cao Thanh Quý trồng 4 sào chuối, nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên cây chuối phát triển tốt, 100% cây đều ra buồng. Theo ông Quý: Ưu điểm của giống chuối nuôi cấy mô là dễ trồng, cây sinh trưởng, phát triển mạnh, ít sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch.
Chỉ vài tháng sau khi trồng, cây chuối tiêu hồng tỏ ra rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở đây, sau 10 tháng trồng đã cho thu hoạch lứa đầu và đem lại thu nhập khá cao. Đến thời điểm này tôi đã bán được hơn 20 buồng chuối và thu về 2 triệu đồng.
Ông Trịnh Bảo Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang, cho biết: Thổ nhưỡng ở Vĩnh Quang phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn và dài ngày. Người dân địa phương luôn mong muốn tìm được giống cây phù hợp để sản xuất mang tính chất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc thực hiện thành công mô hình chuối tiêu hồng là một bước tiến mới trong việc xác định loại cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.

Năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha). Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.