Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Bí Đỏ

Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã tích cực tìm kiếm các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình trồng bí đỏ của gia đình chị Đinh Thị A Ngắc, ở làng 2, xã Vĩnh Thuận.
Trước đây gia đình chị sản xuất lúa, bắp, cũng chỉ đủ ăn. Thấy một số hộ người Kinh vào Vĩnh Thuận trồng bí đỏ đem lại thu nhập cao, chị xin theo làm công để học hỏi kỹ thuật trồng bí đỏ.
Khi nắm được những kiến thức cơ bản về cây bí đỏ, chị bàn với chồng chuyển 10 sào đất nà đang trồng mía sang trồng bí đỏ. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và gặp thời tiết thuận lợi nên ngay trong vụ đầu gia đình chị đã gặt hái thành công.
Với 10 sào bí đỏ, chị thu lãi ròng 35 triệu đồng sau thời gian 3 tháng. Sau đó, chị quyết định đầu tư mở rộng diện tích bí đỏ lên 1 ha.
Giống bí đỏ chị A Ngắc chọn trồng là giống bí hồ lô, rất dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn nhiều công lao động; chi phí giống, phân bón thấp. Giá cả và đầu ra của bí đỏ khá ổn định.
Chị A Ngắc chia sẻ: “Thuận lợi nhất là không lo đầu ra, cứ đến mùa thu hoạch là thương lái đến mua tận ruộng. Trung bình mỗi sào bí đỏ cho năng suất 2 tấn. Thời điểm cận Tết, bí đỏ có giá khoảng 10.000 đồng/kg, hiện nay là 4.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi sào bí đỏ cho lãi khoảng 3-4 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập không nhỏ đối với bà con ở vùng đất thường xuyên đối mặt với hạn hán như xã Vĩnh Thuận, nếu không trồng bí người dân sẽ bỏ đất trống”.
Theo bà Dương Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận: Từ hiệu quả mô hình trồng bí đỏ của chị A Ngắc, đến nay nhiều hộ ở làng 2 và một số làng lân cận đã mạnh dạn đầu tư trồng bí đỏ. Trong vụ Hè năm nay, nông dân xã Vĩnh Thuận trồng 17 ha bí đỏ, riêng làng 2 chiếm gần 10 ha. Mô hình trồng bí đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp nhiều hộ giảm nghèo, nên cây bí đỏ được đưa vào cơ cấu cây trồng chính của xã trong thời gian đến.
Có thể bạn quan tâm

Là nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thâm canh của huyện Vĩnh Lợi, ông Đặng Thanh Phong, ngụ ấp Giồng Bướm B, xã Châu Thới chia sẻ: “Xuất pháp từ suy nghĩ cần phải thực hiện mô hình thủy sản nước ngọt nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình, vừa để bà con trong xóm, ấp tham quan học hỏi để cùng thực hiện”.

Đến trại chim bồ câu Mạnh Trung (Tân Hiệp, Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng), ấn tượng đầu tiên là hàng trăm cặp chim bồ câu lông trắng, chân hồng được nuôi nhốt trong lồng xếp thành một dãy dài. Nhẹ nhàng bắt một con bồ câu ra, anh Phùng Mạnh Trung - chủ trại chim cho biết hiện trại có hơn 500 cặp bồ câu, tất cả đều là giống của Pháp. Ít ai nghĩ trại chim có giá trị hơn nửa tỉ đồng này là của một thanh niên mới ngoài đôi mươi.

UBND huyện Chương Mỹ cùng Chi cục Thủy sản Hà Nội vừa phối hợp tổ chức mít tinh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và trực tiếp thả hơn 150kg cá giống (trên 6.000 con cá chép, cá chày mắt đỏ và cá trôi) xuống sông Bùi (địa phận xã Thủy Xuân Tiên).

Xã Phước Hòa (Tuy Phước) có nhiều diện tích mặt nước nằm ven đầm Thị Nại, là 1 trong những vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Bình Định. Trong suốt 10 năm qua, không năm nào người nuôi tôm ở đây không bị thất bại. Nợ nần chồng chất khiến các chủ hồ tôm trở thành những “chúa chổm” vùng đầm.

Là người có diện tích trồng mướp lớn nhất xóm 2, thôn Phú Hưng, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, Bình Định, mỗi tháng anh Nguyễn Triều Hải có thu nhập cả chục triệu đồng.