Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Bí Đỏ

Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã tích cực tìm kiếm các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình trồng bí đỏ của gia đình chị Đinh Thị A Ngắc, ở làng 2, xã Vĩnh Thuận.
Trước đây gia đình chị sản xuất lúa, bắp, cũng chỉ đủ ăn. Thấy một số hộ người Kinh vào Vĩnh Thuận trồng bí đỏ đem lại thu nhập cao, chị xin theo làm công để học hỏi kỹ thuật trồng bí đỏ.
Khi nắm được những kiến thức cơ bản về cây bí đỏ, chị bàn với chồng chuyển 10 sào đất nà đang trồng mía sang trồng bí đỏ. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và gặp thời tiết thuận lợi nên ngay trong vụ đầu gia đình chị đã gặt hái thành công.
Với 10 sào bí đỏ, chị thu lãi ròng 35 triệu đồng sau thời gian 3 tháng. Sau đó, chị quyết định đầu tư mở rộng diện tích bí đỏ lên 1 ha.
Giống bí đỏ chị A Ngắc chọn trồng là giống bí hồ lô, rất dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn nhiều công lao động; chi phí giống, phân bón thấp. Giá cả và đầu ra của bí đỏ khá ổn định.
Chị A Ngắc chia sẻ: “Thuận lợi nhất là không lo đầu ra, cứ đến mùa thu hoạch là thương lái đến mua tận ruộng. Trung bình mỗi sào bí đỏ cho năng suất 2 tấn. Thời điểm cận Tết, bí đỏ có giá khoảng 10.000 đồng/kg, hiện nay là 4.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi sào bí đỏ cho lãi khoảng 3-4 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập không nhỏ đối với bà con ở vùng đất thường xuyên đối mặt với hạn hán như xã Vĩnh Thuận, nếu không trồng bí người dân sẽ bỏ đất trống”.
Theo bà Dương Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận: Từ hiệu quả mô hình trồng bí đỏ của chị A Ngắc, đến nay nhiều hộ ở làng 2 và một số làng lân cận đã mạnh dạn đầu tư trồng bí đỏ. Trong vụ Hè năm nay, nông dân xã Vĩnh Thuận trồng 17 ha bí đỏ, riêng làng 2 chiếm gần 10 ha. Mô hình trồng bí đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp nhiều hộ giảm nghèo, nên cây bí đỏ được đưa vào cơ cấu cây trồng chính của xã trong thời gian đến.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27.6, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ với sự tham gia trực tuyến của đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước để bàn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm.

Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.