Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Đa Canh

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Đa Canh
Ngày đăng: 16/03/2013

Nằm ở vùng trũng nhất của huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nhưng nhờ biết cách biến nhược điểm thành lợi thế, đến nay, xã Hòa Lâm đã tạo điều kiện cho nhiều mô hình trang trại đa canh phát triển. Điển hình là trang trại của ông Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long.

 
Từ năm 1991, ông Thắng đã mạnh dạn vay vốn mua 40 - 50 giàn ấp trứng gia cầm về tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi, nên thời gian đầu hiệu quả đem lại cho gia đình không cao. 
Đến năm 2003, sau khi dồn điền đổi thửa, ông cùng gia đình nhận 1 ô thửa với quy mô 3 mẫu đất trũng xây dựng mô hình sản xuất đa canh, gồm: Đào ao thả cá, nuôi lợn và gà, vịt các loại. Hiện, trang trại của ông Thắng thường xuyên nuôi 300 - 400 gà thương phẩm, hơn 1.000 vịt đẻ. Ông cũng đầu tư mua 2 lò ấp trứng gia cầm, bình quân mỗi lò cho ra 700 con/ngày. Với giá bán trung bình trên 9.000 đồng/con, mỗi năm doanh thu của gia đình ông đạt từ 1 - 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với sản lượng mỗi năm trên 10 tấn cá, ông thu được trên 500 triệu đồng. Đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 5 - 7 lao động với mức lương từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. 
Từ mô hình kinh tế của gia đình ông Thắng, những năm gần đây, hàng chục hộ dân khác trong thôn Đống Long cũng mạnh dạn chuyển đổi làm trang trại, trong đó có trang trại nuôi cua, chạch của ông Hoàng Thế Lộc (thôn Đống Long), trang trại lúa - cá - vịt của bà Nguyễn Thị Thỉnh (thôn Mỹ Lâm)... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 
Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Lâm Chu Văn Sinh cho biết, hiện toàn xã có trên 300/1.450 hộ làm mô hình trang trại đa canh với tổng diện tích trên 200 ha, cho thu nhập hàng năm từ 70 - 100 triệu đồng/hộ. Để giải quyết những khó khăn của các hộ dân về nguồn nước ô nhiễm, kiến thức chăn nuôi, dịch bệnh… với nguồn vốn 500 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ Nông dân, xã thường xuyên mở các lớp dạy nghề kỹ thuật, tạo điều kiện cho 30 - 50 hộ dân vay vốn phát triển sản xuất. Ngoài ra, xã cũng đã lên kế hoạch xây dựng mối liên kết giữa các trang trại đa canh, dự kiến thử nghiệm với 20 hộ dân để giải quyết thị trường đầu ra cho sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

13/05/2015
Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

13/05/2015
Củ cải trắng Vĩnh Châu Củ cải trắng Vĩnh Châu

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có chiều dài bờ biển trên 43km. Đây là một vùng đất pha cát, đất giồng, rất phù hợp với việc phát triển hoa màu. Ngoài đặc sản hành tím, Vĩnh Châu còn là nơi nổi tiếng về đặc sản củ cải trắng.

13/05/2015
Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước và đóng vai trò quyết định an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc nông dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống làm phát sinh tình trạng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.

13/05/2015
Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân

Tại hội thảo triển khai liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ngày 6-5, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Văn Đon cho biết: Hội thảo mở ra hướng đi mới về gắn kết doanh nghiệp với nông dân trong thực hiện liên kết trồng gấc chuỗi giá trị.

13/05/2015