Hiệu Quả Từ Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Của Hợp Tác Xã Thủy Sản Đồng Tâm

Hợp tác xã thuỷ sản Đồng tâm xã Thừa Đức huyện Bình Đại, được thành lập từ năm 2002. Từ đó đến nay hợp tác xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống xã viên và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Bãi nghêu Thừa đức có diện tích rộng hơn 800 ha, dài trên 8 km, sản lượng khai thác hàng năm từ 1.500 đến 2.000 tấn. Tuy nhiên, trước đây việc khai thác quá mức đã làm cạn kiệt nguồn lợi ven biển, khiến cho người dân Thừa Đức gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kế sinh nhai, từ đó dẫn đến hiện tượng đói nghèo của cư dân vùng ven biển và tác động tiêu cực đến nếp sống văn hoá và sự ổn định của một đại bộ phân dân cư.
Nhưng từ khi hợp tác xã Đồng Tâm ra đời, bắt đầu từ đây cơ chế quản lý cộng đồng mới được thực hiện, đó là đảm bảo nguyên tắc: Công khai- công bằng- dân chủ.
Cách làm minh bạch này được tập thể xã viên đồng tình, họ hợp sức cùng nhau để bảo tồn bãi nghêu, tránh nạn trộm cắp thường xuyên xảy ra rồi môi trường nghêu bị huỷ hoại.
Nhờ hợp tác xã Đồng Tâm tổ chức tốt mô hình quản lý cộng đồng, con nghêu Thừa Đức ngày càng sinh sôi phát triển, giúp cho hàng ngàn người dân nơi đây có cuộc sống ổn định. Đặc biệt nguồn nghêu giống tại đây cung cấp cho nhiều nơi, những năm gần đây nhờ nghêu có giá nên doanh thu của hợp tác xã thuỷ sản Đồng Tâm mỗi năm đạt hàng chục tỷ đồng.
Riêng năm 2010 Hợp tác xã doanh thu 51,7 tỷ đồng, và 9 tháng đầu năm 2011 doanh thu 25 tỷ đồng. Nhờ đó tất cả các công trình tại xã biển Thừa Đức như: trường học, cầu, đường, nhà tình nghĩa, tình thương,… đều có sự góp phần lớn từ con nghêu.
Hàng năm Hợp tác xã đã đóng góp quỹ phúc lợi công cộng gần 600 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, thăm tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo nhân các dịp lễ, Tết … trị giá hàng trăm triệu đồng.
Những năm gần đây, mô hình tổ chức quản lý cộng đồng của Hợp tác xã thuỷ sản Đồng Tâm luôn ổn định và đi vào nề nếp.
Từ việc quản lý bảo vệ khai thác, hợp đồng mua bán đến việc báo cáo công khai tài chính với xã viên đều thực hiện quy chế dân chủ. Lợi nhuận được chia theo 3 mức: Vốn góp của xã viên, doanh thu theo định mức công lao động bắt nghêu và quỹ phúc lợi.
Trong năm qua, bình quân ăn chia một hộ xã viên là 11,52 triệu đồng, bình quân 1 nhân khẩu là 3,02 triệu đồng. Ngoài ra, hợp tác xã còn giải quyết việc làm cho 60.975 lượt ngày công lao động. Nhờ đó đã góp phần nâng cao mức thu nhập cho nhân dân vùng biển.
Có thể nói, mô hình tổ chức quản lý cộng đồng của Hợp tác xã Đồng tâm xã Thừa Đức ngày càng được củng cố phát triển. Qua đó góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thiên nhiên, liên kết được giữa vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến xuất khẩu. Đặc biệt nguồn lợi từ con nghêu đã góp phần lớn trong xoá đói giảm nghèo cho nhân dân ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Lượng muối tồn đọng ở Khánh Hòa lên tới 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh chỉ còn 400-600 đồng/kg, giảm 50% so với năm ngoái.

Tay không ngừng rút từng chiếc vỏ trai (vỏ con trai) hứng nhựa vét sơn vào chiếc chậu hay thùng nhỏ, bác Mai Thanh Trọng ở thôn Me Thượng, xã Vô Điếm (Bắc Quang) tâm sự: “Gia đình chỉ có mấy sào ruộng và rừng tạp, đời sống khó khăn, lại sống trong địa bàn xã vùng sâu, giao thông cách trở. Nhân có lần đi thăm con gái lấy chồng ở Phú Thọ, nhận thấy cây sơn có thể trồng ở quê mình, nên tôi đã mua giống về trồng thử. Đến nay sau 2 năm trồng đã thấy được hiệu quả, nhựa sơn bán cũng cho thu nhập khá”.

Từ một hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vườn, trở thành cách làm hiệu quả được chính quyền sở tại ghi nhận và có chủ trương nhân rộng. Đó là câu chuyện của nông dân Đỗ Văn Hiển, điển hình làm kinh tế giỏi của thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).

Kích thước trái nhãn Phú Tây ở Sóc Trăng vào khoảng 4cm, cơm dày, hạt nhỏ và có mùi thơm đặc biệt.

Theo Sở KHCN Hải Dương, tới thời điểm này, Hội Nông dân thị xã Chí Linh đã được chọn là chủ đơn đăng ký cho nhãn hiệu tập thể “na Chí Linh". Sở cùng UBND và Hội Nông dân thị xã Chí Linh đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm na Chí Linh và phấn đấu hoàn thiện trong tháng 8 này.