Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Mật Ở Bá Thước Ở Thanh Hóa

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Mật Ở Bá Thước Ở Thanh Hóa
Ngày đăng: 18/01/2013

Nghề nuôi ong lấy mật ở Bá Thước (Thanh Hóa) có từ lâu, nhưng người dân chỉ nuôi tự phát, nhỏ lẻ, sản phẩm mật ong chỉ phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Nhưng nay, nghề này đang ngày càng phát triển, nhất là từ khi có sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của Dự án “Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng” do Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam tài trợ.

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong mật của gia đình ông Quách Văn Thắng, một trong những hộ nuôi ong thành công ở thôn Ri, xã Lương Nội. Ông Thắng, cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chỉ nuôi 1 - 2 đàn để lấy mật phục vụ gia đình. Tuy nhiên, từ năm 2009 được Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ về vốn và kỹ thuật thông qua Dự án “Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng”, gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác trong xã đã từng bước mở rộng quy mô đàn ong. Đến nay, gia đình tôi đã có 36 đàn ong. Trung bình mỗi năm thu từ 130 - 150 lít mật, trừ chi phí cho thu nhập 20 - 30 triệu đồng”. Khi hỏi về cách nuôi ong mật, ông Thắng cho hay: Chỉ cần có giống, có kỹ thuật và vườn cây ăn quả là đàn ong phát triển mạnh. Sau Tết âm lịch khi thời tiết ấm áp thì phải chuẩn bị cho đàn ong xây tổ, san đàn. Để nâng cao sản lượng và chất lượng mật ong, mỗi năm phải di chuyển đàn ong đến những vườn cây khác có nhiều hoa, việc di chuyển phải trong đêm để đàn ong không bị phân tán...

Một thực tế cho thấy, nghề nuôi ong phù hợp với sức khỏe của mọi lứa tuổi, mọi giới, thêm nữa đây là nghề không cần nhiều vốn đầu tư, khả năng cho thu nhập khá nên đã thu hút sự tham gia của nhiều hộ dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện Bá Thước, ngoài hộ ông Thắng còn có nhiều gia đình nuôi ong mật với số lượng lớn như gia đình các ông Đỗ Duy Nghĩa, Lê Văn Đúc, ở xã Tân Lập có 30 đàn; ông Hà Văn Hiếu, bà Lương Thị Lan, ở xã Ban Công duy trì từ 20 đến 30 đàn. Đặc biệt, gia đình ông Vũ Văn Đặn, ở thôn Xuân Lập, xã Tân Lập có trên 30 đàn ong, mỗi năm thu trên 130 lít mật. Ông Đặn cho biết: “Từ khi phát triển nghề nuôi ong lấy mật, kinh tế gia đình được cải thiện rõ rệt. Hiện nay, thu nhập bình quân từ nuôi ong của gia đình đạt hơn 20 triệu đồng/năm”.

Có thể thấy, ngoài lợi ích kinh tế, nghề nuôi ong lấy mật ở Bá Thước còn góp phần tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn. Bên cạnh đó, việc nuôi ong còn giúp thụ phấn cho cây trồng, góp phần tăng năng suất, chất lượng mùa màng, bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái. Nhằm giúp người dân nâng cao lợi ích từ nghề nuôi ong lấy mật, đồng thời bảo đảm tính bền vững của mô hình, Dự án “Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng” cùng với chính quyền địa phương đã thành lập tổ hợp tác ong đầu nguồn tại xã Tân Lập với mục tiêu kinh doanh chính là mật ong và tư vấn kỹ thuật nuôi ong cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện Bá Thước. Tin rằng đây sẽ là hướng đi hiệu quả mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Trụ Tiêu “Sống”lợi Nhiều Mặt Trụ Tiêu “Sống”lợi Nhiều Mặt

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…

18/08/2014
Gà Đồi Yên Thế Trượt Dốc! Gà Đồi Yên Thế Trượt Dốc!

Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.

18/08/2014
Nông Dân Nhiều Địa Phương Lại Chặt Bỏ Cây Cao Su Tiểu Điền Nông Dân Nhiều Địa Phương Lại Chặt Bỏ Cây Cao Su Tiểu Điền

Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.

18/08/2014
Mô Hình Nuôi Cá Ao Hệ VAC Mang Lại Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Cá Ao Hệ VAC Mang Lại Hiệu Quả Cao

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).

19/08/2014
Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Dúi Và Nhím Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Dúi Và Nhím

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.

19/08/2014