Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Động Vật Có Nguồn Gốc Hoang Dã Ở Bình Thuận

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Động Vật Có Nguồn Gốc Hoang Dã Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 11/05/2012

Trong những năm gần đây, Tân Thắng (Bình Thuận) được biết đến là địa bàn nuôi dông với quy mô và số lượng trại lớn nhất huyện Hàm Tân. Bên cạnh mô hình nuôi dông, hiện nay, tại Tân Thắng đang xuất hiện một mô hình mới nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã do anh Đinh Hoàng Tâm ở thôn Phò Trì làm chủ.

Khiêm tốn với diện tích gần 2.000 m2 tại thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, nhưng trại Xuân Nghi có trên cả ngàn vật nuôi có nguồn gốc hoang dã như: kỳ đà, rắn hổ vện, chồn hương, dúi. Trại Xuân Nghi được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp giấy phép.

Việc nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã đến với anh Đinh Hoàng Tâm rất tình cờ. Là kỹ sư hóa khi còn làm việc tại Công ty Imexco - Tân Thắng, trong một lần đi miền Tây chơi, anh suy ngẫm rất nhiều về mô hình nuôi rắn của trại rắn Đồng Tâm ở Tiền Giang. Tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu và kinh nghiệm thực tế, thấy nuôi rắn chi phí thấp, ít dịch bệnh mà lợi nhuận mang lại rất cao nên năm 2010 anh quyết định chọn rắn làm vật nuôi để phát triển kinh tế. Với bản tính siêng năng và ham học hỏi, thành công bước đầu đã đến với anh.

Khởi nghiệp, anh đầu tư 20 triệu đồng xây dựng trại, 1 cặp giống rắn hổ vện trị giá 5 triệu đồng. Rắn hổ vện 1 năm tuổi là bắt đầu giao phối và đẻ bình quân từng lứa từ 20 - 21 trứng, sau 60 ngày ấp sẽ nở. Chưa đầy 3 năm, trại nuôi của anh Tâm đang có gần 200 con rắn giống, con lớn nhất nặng 2,5 kg. Để chủ động nguồn thức ăn cho rắn, anh Tâm đầu tư nuôi xen ếch. Sau thấy ếch thương phẩm cũng có giá, anh đầu tư 4 hồ nuôi ếch theo chu trình khép kín vòng sinh trưởng: nòng nọc, ếch con, ếch thương phẩm và ếch bố mẹ. Tiếp đó, anh mở rộng đầu tư nuôi thêm dúi, cầy hương và kỳ đà. Theo anh Tâm, đây là những loài vật nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư cho chuồng trại, con giống và thức ăn thấp mà vòng xoay vốn nhanh, lại ít rủi ro. Để vật nuôi phát triển hiệu quả, người nuôi phải tỉ mỉ tìm hiểu thật tường tận về đặc tính thiên nhiên của từng loài.

Với động vật có nguồn gốc hoang dã, nguồn tiêu thụ khá dồi dào và có giá thành cao. Nguồn giống tốt đang rất hút hàng và có giá rất tốt. Hiện cầy hương giống được bán với giá 8 triệu đồng/cặp, dúi giống 1,8 triệu/cặp, ếch giống 1,8 triệu/cặp, và kỳ đà thịt giá 540 ngàn đồng/kg. Anh Tâm cho biết vừa nuôi vừa xuất chọn lọc trong vòng 7 tháng vừa qua, gia đình anh đã thu trên 100 triệu đồng. Nghề nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã vẫn còn khá mới, gia đình anh Tâm được coi là đi đầu trong nghề nuôi mới này ở địa phương.

Chi tiết hơn về phương pháp nuôi tại trại Xuân Nghi, anh Tâm cho biết, để nhanh tăng trọng vật nuôi, anh thực hiện nuôi nhốt đối với cầy hương thay vì thả rông. Lồng nuôi cầy hương phải bằng lưới thép chắc chắn. Riêng chuồng kỳ đà thì có thêm nơi chứa nước để phù hợp với đặc tính thích nước và môi trường ẩm mát của loài bò sát này. Nguồn thức ăn tự cung tự cấp cũng phải được tính toán phù hợp và tiết kiệm chi phí. Ví như, ếch được nuôi làm thức ăn chủ lực cho rắn, ếch chết làm thức ăn cho kỳ đà, và ếch lớn bán giống hoặc bán thương phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Ruộng Lúa, Bờ Hoa Thân Thiện Môi Trường Ruộng Lúa, Bờ Hoa Thân Thiện Môi Trường

Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).

16/03/2012
Xuất Bán Phân Bò, Lợi Bất Cập Hại Xuất Bán Phân Bò, Lợi Bất Cập Hại

Trong khi khu vực Tây Nguyên chuẩn bị bón phân cho cây tiêu, cà phê cũng là thời điểm phân bò ở Bình Định ào ạt theo những chuyến xe tải hành trình “tây tiến”.

19/03/2012
Tập Trung Phát Triển Nông Nghiệp Sạch Tập Trung Phát Triển Nông Nghiệp Sạch

Đồng Tháp cần phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên (vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước ngọt...) để phát triển nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch có giá trị gia tăng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (gạo và thủy sản).

12/08/2011
Đồng Nai Trồng Mía Tăng Gần 300 Hécta Đồng Nai Trồng Mía Tăng Gần 300 Hécta

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vụ hè - thu năm 2012, nông dân trong tỉnh Đồng Nai sẽ trồng hơn 6.400 hécta mía, tăng gần 300 hécta so với vụ hè - thu năm 2011. Diện tích mía vụ này tăng do thời gian qua giá mì giảm xuống dưới giá thành, nông dân chuyển đất trồng mì sang trồng mía. Các huyện có diện tích trồng mía vụ hè - thu nhiều là: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch và Xuân Lộc.

04/06/2012
Sâu Ăn Lá Bồ Đề Gây Hại Diện Tích Rừng Sâu Ăn Lá Bồ Đề Gây Hại Diện Tích Rừng

Những ngày qua, sâu ăn lá bồ đề đang phát sinh và gây hại rất nhanh trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái), tập trung chủ yếu ở 3 thôn Xiêng 1, bản Tại, Lũng xã Tân Lập và hiện đang có xu hướng lây lan sang những xã lân cận như Tân Lĩnh, Phan Thanh...

13/08/2011