Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Kiểm Soát Theo Chuỗi

Tăng Cường Kiểm Soát Theo Chuỗi
Ngày đăng: 29/06/2012

Thời gian qua, hàng loạt sự cố mất an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp được phát hiện khiến cho người tiêu dùng lo ngại. Để kiểm soát tốt hơn chất lượng nông sản, theo nhiều chuyên gia, cần đẩy mạnh quản lý theo chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ.

Lo ngại về chất lượng

Chỉ trong vòng hai tháng nay, liên tiếp những vụ mất ATTP được phát hiện. Riêng nhóm rau quả có đến hai sự cố, đó là rau cải thảo Trung Quốc nhiễm chất ướp xác formaldehyde và táo Fuji Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu. Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), chất lượng rau quả sản xuất trong nước hiện được đánh giá ở mức trung bình trong khu vực, với khoảng 7 - 8% lượng rau quả không an toàn.
 
Được sự hỗ trợ của Chính phủ Canada, 14 mô hình rau, quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và quản lý theo chuỗi đã được triển khai tại 8 tỉnh, thành phố trong đó có Hà Nội; 3 mô hình chăn nuôi lợn, gà an toàn được triển khai tại TP Hồ Chí Minh, Long An và Đồng Nai. Các mô hình bước đầu cho kết quả khả quan, cải thiện đáng kể chất lượng thực phẩm.

Lĩnh vực thủy sản cũng nảy sinh vấn đề về chất lượng, hết sự cố cá nhiễm kháng sinh Trifluralin, đến tôm có dư lượng Ethoxyquin. Mới đây, Bộ Y tế Nhật Bản vừa nâng tần suất kiểm tra về chỉ tiêu kháng sinh Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam lên 30% sau khi phát hiện có 1 lô hàng bị nhiễm chất này. Việc kiểm tra có thể sẽ tăng lên 100% nếu phía Nhật phát hiện thêm 2 lô hàng nữa bị nhiễm và sau đó là cấm nhập tôm Việt Nam. 

Điều này gây bất lợi cho ngành thủy sản Việt Nam bởi Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm chủ lực của nước ta. Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản băn khoăn, hiện nay khoảng 90% các vụ tranh chấp thương mại trong xuất khẩu nông sản của nước ta liên quan đến ATTP.

Đặc biệt, với mặt hàng thịt, sự việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa kịp lắng xuống, người tiêu dùng lại một phen xôn xao trước thông tin về thịt thối, thịt nhiễm bệnh được vận chuyển, tiêu thụ ra thị trường. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, 70% lượng thịt bẩn và chất cấm trong chăn nuôi "tuồn" vào Hà Nội và các tỉnh phía Nam chủ yếu qua Lạng Sơn. Trong khi đó, cơ quan chức năng mới chỉ bắt được các vụ buôn bán nhỏ lẻ mà bỏ qua các đầu nậu lớn. Các đầu nậu này thường thu gom gà, nội tạng xuất về TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Quản lý theo chuỗi

Để nâng cao chất lượng nông sản, đầu năm nay, Chính phủ đã thông qua Chiến lược Quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, xác định mục tiêu đến năm 2020, 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; 100% người quản lý; 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP… Để đạt được mục tiêu trên, giải pháp hữu hiệu là đẩy mạnh kiểm soát chất lượng nông sản theo chuỗi, từ vật tư nông nghiệp đầu vào, sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu dùng.

 Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV nhận định, chuỗi thực phẩm an toàn là một mô hình có tính đột phá và bền vững, đáp ứng nguyện vọng người tiêu dùng. Kiểm soát theo chuỗi giúp cơ quan quản lý chủ động trong việc đánh giá, cảnh báo nguy cơ mất ATTP và khắc phục nhanh các sự cố xảy ra. Để mô hình này triển khai có hiệu quả, cần chú ý đến hai vấn đề chính là xây dựng lòng tin của người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ.

Quản lý theo chuỗi không chỉ giúp nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) chia sẻ, muốn xây dựng được chuỗi sản phẩm an toàn phải đảm bảo được 4 yếu tố: Thiết lập hệ thống chứng nhận chất lượng an toàn (3C, VietGAP, GlobalGAP…); cơ chế truy xuất nguồn gốc; bảo hộ thương hiệu sản phẩm và xây dựng kênh phân phối

Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Tôm Còn Dè Chừng Thả Giống Người Nuôi Tôm Còn Dè Chừng Thả Giống

Đang vào vụ nuôi tôm năm 2014, nhiều người nuôi đã xử lý xong ao hồ để chuẩn bị thả giống. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên người nuôi chưa dám thả con giống.

12/02/2014
Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Dế Và Thỏ Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Dế Và Thỏ

Hàng ngày, người dân trong khu phố thấy anh lặn lội đi cắt cỏ, hái rau về nuôi thỏ, nhặt nhạnh từng cọng rác từ quầy ép nước mía về làm “ổ” cho dế...

12/02/2014
Khoảng 90 Hécta Mía Bị Cháy Khoảng 90 Hécta Mía Bị Cháy

Ông Trần Văn Ngà, Phó giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho biết đến thời điểm này, nhà máy đã mua khoảng 4.600 tấn mía bị cháy của nông dân, tương đương khoảng 90 hécta, giảm khá nhiều so với vụ mía năm trước. Đồng thời, ông Ngà cho hay, nhà máy dự kiến đến cuối vụ sẽ hoàn lại số tiền đã trừ của các hộ có mía bị cháy.

12/02/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Lươn Ở Xã Ngãi Hùng (Trà Vinh) Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Lươn Ở Xã Ngãi Hùng (Trà Vinh)

Anh Huỳnh Văn Thanh ở ấp Ngã Tư Một xã Ngãi Hùng huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đã tận dụng nền chuồng heo cũ, cải tạo, nâng cấp lại để nuôi lươn thương phẩm và đang có triển vọng.

13/02/2014
Người Nuôi Cá Nước Lạnh Lao Đao Người Nuôi Cá Nước Lạnh Lao Đao

Sa Pa được mệnh danh là “thiên đường” của loài cá nước lạnh bởi khí hậu đặc trưng và nguồn nước dồi dào. Nhiều tỉ phú phất lên từ nghề nuôi cá nước lạnh, nhưng rồi nghề “bạc tỷ” này không tránh khỏi quy luật thăng, trầm.

13/02/2014