Hiệu Quả Từ Mô Hình Nhân Rộng Nuôi Cá Hệ VAC Ở Thanh Yên

Mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập.
Mô hình triển khai thực hiện từ tháng 7/2013 bằng nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông năm 2013, áp dụng việc nuôi thả xen ghép các loại cá: trắm, trôi, mè, rô phi nhằm tăng năng suất trên một diện tích mặt nước. Mô hình được triển khai với tổng diện tích 2,95ha, tại 27 hộ thuộc 11 thôn, đội với tổng số 59.000 con giống. Trong đó, trắm cỏ 29.500 con, rô phi đơn tính 8.850 con, chép 11.800 con, mè 8.850 con.
Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 100% cá giống, 50% thức ăn tinh; tập huấn quy trình kỹ thuật, phương pháp nuôi thả cá hệ VAC, cách phòng trị bệnh; hướng dẫn xử lý, cải tạo ao, như: gia cố bờ ao, vét bùn, bón vôi diệt tạp, phơi ao, lấy nước vào ao…
Nhờ tham gia mô hình, gia đình ông Cà Văn Hương, đội 9, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đã mạnh dạn đầu tư mua con giống để tiếp tục phát triển nuôi cá theo mô hình hệ VAC.
Anh Lò Văn Ngọc, cán bộ khuyến nông xã Thanh Yên cho biết: Sau 5 tháng thực hiện mô hình, trọng lượng cá chép, trắm cỏ mỗi con trung bình đạt từ 500 - 700 gam, mè 800 – 1.200 gam, rô phi 400 – 500 gam.
Do tuân thủ đúng kỹ thuật nên trong quá trình nuôi không xảy ra dịch bệnh, cá sinh trưởng và phát triển tốt (tỷ lệ sống đạt trên 90%), năng suất trên 1.000m2 đạt 1.134kg. Thành công của mô hình đã giúp bà con trong xã phát triển phong trào nuôi cá ao theo hệ VAC, mở ra một hướng mới trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ.
Ông Cà Văn Hương, đội 9, xã Thanh Yên là một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: Gia đình tôi có 3.000m2 ao thả cả, những năm trước, gia đình mua cá giống về nuôi, song do thiếu kỹ thuật nên năng suất cá không cao, sản phẩm thu được chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của gia đình.
Khi tham gia mô hình, tôi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn nuôi cá đúng kỹ thuật, cách phòng trừ bệnh nên cá không mắc dịch bệnh. Sau 5 tháng thực hiện mô hình, tôi thấy việc nuôi thả cá kết hợp này không khó, nhưng đòi hỏi người chăn nuôi phải áp dụng nghiêm ngặt các quy trình chăn nuôi từ vệ sinh ao, thả cá và cho ăn.
Việc nuôi thả ghép sẽ mất công nhiều hơn, tỉ mẩn hơn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Sau khi kết thúc mô hình thí điểm, gia đình tôi tiếp tục đầu tư mua con giống về để nuôi thả theo mô hình này. Hiện nay, trọng lượng cá rô phi trung bình đạt từ 400 – 500 gam/con và sau hai tháng nữa sẽ cho thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Qua thông tin đại chúng được biết nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cây cam, quýt và nhất là nhận thấy đất đai, khí hậu tại địa phương tương đối phù hợp nên trong những năm qua, gia đình ông Nông Thanh Bộ, thôn Nà Nưa, xã Cường Lợi đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Anh Phạm Văn Tiến 37 tuổi là nông dân đầu tiên ở xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) áp dụng mô hình tưới phun tiết kiệm nước trên cây nho. Vườn nho nhà anh Tiến trải cành xanh mướt giữa mùa khô hạn. Tưới phun tiết kiệm nước, vốn đầu tư thấp đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhiều nông hộ học tập làm theo.

Thực tế cho thấy, việc thương lái thu mua nông sản khi vừa được nhà vườn xuống giống vài tuần tại Đà Lạt là một loại giao dịch trong làm ăn rất phổ biến. Hồi đầu năm nay, nhiều thương lái cũng đã thu mua cải thảo theo hình thức này, sau đó cải thảo mất giá, tiền thu hoạch không đủ chi phí thuê nhân công nên họ đã phải để nhà vườn phá bỏ, chấp nhận mất trắng tài sản.

UBND Tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân nắm được những tác động, ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học, cũng như hiệu quả kinh tế đối với việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 400 nghìn tấn, trị giá 142,1 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so với tháng trước đó, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 3,3 triệu tấn phân bón các loại, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,18% về lượng và giảm 24,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.